Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu,ÁpdụngcôngcụStạitrườnghọkq flamengo nội dung của Kế hoạch số 408/KHUBND ngày 29/8/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về “Nâng cao năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025” phù hợp tình hình thực tiễn của tỉnh, năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng, triển khai mô hình áp dụng công cụ 5S tại 12 cơ sở giáo dục, trong đó có 10 trường THCS và 02 trường THPT trên địa bàn tỉnh. 5S là phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việcTrong thực tế, môi trường làm việc là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy năng lực thì người lao động càng có thêm động lực phấn đấu cho công việc. Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố như cảnh quan, không gian xung quanh, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể,… Để có môi trường làm việc hiệu quả, trước hết không gian xung quanh, đồ dùng, dụng cụ, hồ sơ, giấy tờ phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, khoa học. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, 5S giúp phân loại, bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho công việc. Đây là yếu tố thiết thực của môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp phù hợp với nhà trường trong công tác quản lý dạy và học. Do đó, xây dựng và triển khai mô hình 5S trong nhà trường là xu thế khách quan để đem lại những hiệu quả tích cực và lợi ích dài lâu trong môi trường giáo dục. Khi thực hiện 5S trong nhà trường, nó tạo ra sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc, đồ dùng thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản và quan trọng là được sắp xếp một cách khoa học, dễ dàng tìm thấy và trả lại, do vậy nhân viên, học sinh nhà trường có thể tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Từ những hoạt động chung của nhà trường, 5S nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó thầy cô giáo, học sinh có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn trong công việc, học tập. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, 5S giúp phân loại, bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh.Từ những lợi ích trên có thể cho rằng xu thế áp dụng 5S trong nhà trường là tất yếu khách quan để hướng tới nâng cao chất lượng, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. Việc thực hiện 5S, theo các chuyên gia Nhật Bản, không phải điều gì quá cao siêu, quá khó khăn, phiền phức hay tốn kém. Những thành quả to lớn đạt được sau khi thực hiện 5S đều bắt nguồn từ thay đổi nhỏ nhất mang tính tích cực trong đó sự đóng góp của từng cá nhân là nhân tố quyết định. Mục đích cuối cùng mà 5S hướng tới không phải vì một danh hiệu hay phần thưởng mà tạo ra môi trường làm việc được bố trí khoa học, có lợi cho sức khỏe, góp phần nâng cao năng suất lao động của mọi người trong tổ chức, điều này vô cùng có ý nghĩa đối với các nhà trường giai đoạn hiện nay. 5S là phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc. Đây cũng là chương trình, hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính. Theo tiếng Nhật, 5S là 5 chữ cái đầu của các từ: Sàng lọc (Seiri), Sắp xếp (Seiton), Sạch sẽ (Seiso), Săn sóc (Seiketsu) và Sẵn sàng (Shitsuke). Theo đó, sàng lọc (Seiri) là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Sắp xếp (Seiton) là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng. Sau đó tiến hành bước giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan nơi làm việc, gọi là Seiso, tức Sạch sẽ. Khi thực hiện tốt 3S kể trên, đơn vị thực hiện sẽ liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc, gọi là Seiketsu, tức Săn sóc. Và thành công của 5S là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc – đó là bước cuối cùng trong mô hình 5S: Shitsuke, tức Sẵn sàng. |