Trong thời gian qua,ạcLiêuNôngdânvẫnkhótiếpcậnvốnngânhàkết quả trận ukraine Chính phủ đã có nhiều chính sách tín dụng trong nông nghiệp nhằm giúp nông dân dễ dàng tiếp cận vốn phát triển sản xuất.
Về cơ chế, chính sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP với nhiều cơ chế, chính sách đột phá, như: nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…
Cùng với các cơ chế, chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn từ 1% - 2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đối với các TCTD có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên.
Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Hà - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Sở Công thương Bạc Liêu, chính sách tín dụng cho nông nghiệp đã có nhưng chưa đi vào đời sống. Hầu hết nông dân vẫn chưa tiếp cận được vốn ngân hàng. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách cho nông dân vay tín chấp, nhưng khi vay vốn của ngân hàng, nông dân đều phải có tài sản thế chấp.
“Một công lúa chỉ vay được mấy trăm ngàn đồng, trong khi chi phí để làm một công lúa hết 2 triệu đồng. Mỗi hộ nông dân chỉ có khoảng 10 công đất, nếu dùng đất để làm tài sản đảm bảo thì chỉ vay được khoảng 10 triệu đồng. Số tiền vay quá nhỏ, không giải quyết được nhu cầu của người dân” - ông Hà băn khoăn.
Cũng theo ông Hà, người dân bị một lần nợ xấu là không được tiếp tục vay vốn. Rất nhiều nông dân rơi vào danh sách có nợ xấu. Chính vì lý do này mà nhiều người dân đã tìm đến vay vốn ở các quỹ tín dụng nhân dân. Tuy lãi suất cao (hơn 1%/tháng), nhưng thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng.
Theo phản ánh của ông Hà, cùng là đất để thế chấp vay vốn nhưng đất dùng để kinh doanh sẽ được vay nhiều hơn đất nông nghiệp.
Về việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp, ông Hà cho biết, tới thời điểm này, người dân trồng lúa không tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với những hộ nuôi tôm cũng đã dừng. Các công ty bảo hiểm cũng không dám bán vì rủi ro đối với các dự án nông nghiệp là quá lớn./.
Bùi Tư