设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【torino – verona】Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong 正文

【torino – verona】Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-10 10:53:35

VHO - Trên con đường thiên lý Bắc Nam,ềlàngViệtđầutiênxứĐàtorino – verona có một vị trí được coi là thiên hiểm, luôn gây cảm xúc cho bất cứ ai đã từng một lần bước đến. Đó chính là đèo Hải Vân quanh năm mây phủ, nằm giữa hai vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam xưa (nay là Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng).

 Đà Sơn - Làng Việt đầu tiên đất Quảng

Một ngày dạo bước phố Đà Sơn, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Con đường tấp nập thời hiện đại này chính là vùng đất giáp ranh giữa Thuận Hóa và Quảng Nam xưa, nơi đầu tiên đón những bước chân của lưu dân Đại Việt theo Huyền Trân công chúa hành phương Nam thủa trước. Đà Sơn không chỉ là tên phố mà còn là tên của ngôi làng Việt đầu tiên của Xứ Đàng Trong thời mở cõi. Ở đó, các vị bô lão của làng vừa mới tổ chức lễ cúng Thần Nông tại ngôi miếu cổ giữa làng.

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 1
Đình làng Đà Sơn

Tục thờ cúng thần Nông là một trong những tập tục dân gian gắn với tín ngưỡng, tính trọng nông của cư dân người Việt xưa. Trong tâm thức của người Phương Đông nói chung, của người Việt nói riêng, con người luôn sống hòa mình và dựa vào thiên nhiên với quan niệm “Thiên địa nhân”. Từ đó, một trong những hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ huyền bí tiêu biểu trong cảm quan của người Việt là các thần linh: Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sông, Thần Núi, Thần Mặt Trời,… Nhà nông luôn mong ước mưa thuận gió hòa, trời êm biển lặng, mùa màng tươi tốt, bội thu… Tập tục này không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân lúa nước mà còn phản ánh tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên từ lúc sơ khai của dân tộc.

Miếu thờ và Lễ cúng Thần nông của Đà Sơn là nét văn hóa mà những lưu dân Đại Việt đã mang theo đến đất này từ nhiều thế kỷ trước và tồn tại cho đến tận ngày nay. Điều đó đã chứng minh rằng, làng Đà Sơn ở buổi đầu hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp và việc tổ chức làng xã hẳn nhiên theo mô hình làng xã Bắc Bộ. Tuy nhiên, do môi trường điều kiện mới, sự hòa hợp các cộng đồng người bản địa, tổ chức làng xã ở Xứ Đàng Trong xưa nói chung, Đà Sơn nói riêng mang tính chất mở. Làng Đà Sơn liên tục được mở rộng, đón nhận các luồng cư dân từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ du nhập. Ngôi làng dưới chân đèo Hải Vân này được xem là chiếc nôi đầu tiên của cư dân Việt ở đất Hóa Châu ngày xưa và Đà Nẵng - Quảng Nam ngày nay.

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 2
Đình Đà Sơn hiện nay còn lưu giữ dấu tích các bậc tiền hiền

Ghi dấu những bậc tiền hiền

Đình Đà Sơn được xây dựng trên một khoảnh đất rộng, mặt đình quay về hướng Nam. Chính điện là nơi thờ các vị tiền hiền, hậu hiền khai khẩn và dựng xây làng xã. Tại đình còn giữ 7 sắc phong thời phong kiến, nhưng đến nay, do các tác nhân khách quan, chỉ còn 3 sắc phong xác định được niên đại là: Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), Tự Đức thứ 13 (1860) và Duy Tân nguyên niên (1907). Sau khi cộng đồng cư dân làng Đà Sơn được hình thành, ngôi đình đầu tiên của làng Đà Sơn đã được xây dựng tại Gò Me. Sau một thời gian dài, đình đã được di dời và sửa chữa nhiều lần. Hàng năm dân làng Đà Sơn vẫn thường tổ chức cúng tế Thành Hoàng bổn xứ, cầu quốc thái dân an và bái những người đã khuất.

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 3
Nhà thờ các bậc tiền hiền Đà Sơn

Chuyện kể rằng, cách đây hơn 700 năm, quốc vương Chăm Pa dâng sính lễ hỏi cưới công chúa Nhà Trần là 2 châu Ô, Lý. Sau đám cưới hoàng gia, từ năm 1307, những lưu dân Đại Việt từ Thanh Hóa đã vâng mệnh triều đình vào tiếp quản vùng đất 2 châu Ô, Lý. Phò mã Phan Công Thiên cùng công chúa Trần Ngọc Lãng và các quan tướng Nguyễn Đăng, Kiều Lịnh, Đỗ Tuyết đã di dân vào khẩn hoang, lập ấp và đổi tên vùng đất này là Thuận Châu (ở Bắc Hải Vân quan) và Hóa Châu (ở Nam Hải Vân quan).

Với công lao to lớn ấy. quốc triều đã ban sắc phong Tiền Hiền Đà Sơn cho 4 vị Phan, Nguyễn, Kiều, Đỗ và phong Hậu hiền Đà Sơn cho các tộc họ Trần, Lê, Huỳnh, Hồ, Phạm, Đàm, Đặng, Trương. Đà Sơn chính là nơi dừng bước, khai canh, lập ấp đầu tiên nơi đất mới phương Nam của những di dân thời Trần.

Gần đình làng có nhà thờ tộc Phan, thờ Thế tổ Phan Công Thiên (1318 - 1405) và phu nhân là Công chúa Trần Thị Ngọc Lãng (1323 - 1406) con gái vua Trần Thuận Tông. Tên gọi “Đà Sơn” được biết đến sớm nhất là vào khoảng nửa đầu thế kỷ 14, được ghi lại trong gia phả của họ Phan làng Đà Sơn. Theo bảng gia phả này thì tên gọi “Đà Sơn” ra đời cùng với việc Phan Công Thiên lãnh chỉ vua Trần đến vùng đất này khai hoang lập ấp. Khi lưu dân đông dần, đất được đặt tên là "Phước Sơn đại xã", gồm cả Ngũ Phước là Phước Thuận, Phước Hậu, Phước Hưng, Phước Thái và Phước Hương (nay là thôn Hòa Khương, xã Hòa Nhơn, h. Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 4
Ngôi mộ của tiền hiền Phan Công Thiên

Đến thăm lăng mộ Phan Công Thiên nằm ngay trên đường Đà Sơn. Di tích gắn liền với tên tuổi của vị thủy tổ của tộc Phan - Đà Sơn, là một trong bốn tiền hiền của làng Đà Sơn. Ông đã có công trong việc khai lập nên làng Đà Sơn - ngôi làng được thành lập sớm nhất và có vị trí rất quan trọng ở vùng đất phía Nam Hoá Châu vào buổi đầu lịch sử. Hiện nay, vẫn còn sắc phong của vua Bảo Đại ban cho “Tiền hiền Phan Công Thiên chi Thần”. Ngày 20-7-2021, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã xếp hạng Mộ Phan Công Thiên là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Cách mộ Phan Công Thiên không xa là ngôi mộ của công chúa Trần Ngọc Lãng, phu nhân của vị tiền hiền Đà Sơn Phan Công Thiên. Ngôi mộ nằm xen giữa khu dân cư, đẹp đẽ và ấm áp như một ngôi nhà. Khi chúng tôi đến thăm, thật bất ngờ khi gặp những người dân quanh xóm đang săn sóc khói hương cho người dưới mộ. Công chúa Trần Thị Ngọc Lãng theo phả hệ là cháu gọi công chúa Huyền Trân bằng bà và cũng như Huyền Trân, Ngọc Lãng được người dân xứ này tôn lên hàng Mẫu tổ.

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 5
Ngôi mộ Mẫu tổ Trần Thị Ngọc Lãng

Ông Phan Công Định - Phó trưởng ban quản lý làng, nói: “Người dân Đà Sơn rất tự hào về bề dày lịch sử cũng như những phong tục, tập quán, nếp làng từ hàng trăm năm qua. Giờ đây, làng còn đang gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống cho đời sau”.

Đi quanh làng, khách du lịch có thể gặp vô số những di tích cổ. Có thể đó là ngôi miếu thờ Bà Hỏa theo tín ngưỡng thờ Ngũ Thần của cư dân cổ, hay những giếng nước đá ong được dùng làm nguồn nước ăn của cả làng từ mấy trăm năm trước. Trên mảnh đất này, những hơi thở phồn sinh của sự sống như mạch nguồn vẫn tuôn chảy không ngừng từ quá vãng.

Bên gốc cây Cốc cổ thụ giữa làng, to đến vài vòng tay người lớn, những đứa trẻ vui đùa thoải mái như đang ở trong vương quốc riêng của chúng. Cây Cốc cổ thụ như một nhân chứng nhắc nhở người làng Đà Sơn rằng nơi này, mấy trăm năm trước vẫn còn là rừng.

Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong - ảnh 6
Cây cốc hàng mấy trăm năm tuổi giữa làng Đà Sơn
Ông Bùi Trung Khánh, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết: “Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, đình Đà Sơn được xếp hạng là di tích cấp thành phố năm 2010 và được trùng tu, tôn tạo khang trang, sạch đẹp, xứng tầm từ năm 2021 với kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng”.

Những cư dân trẻ của đất này có thể sẽ rất ngỡ ngàng khi biết rằng tổ tiên xưa của họ chính là kết quả của những cuộc tình Chăm - Việt hàng trăm năm trước.

Ngày mới ở Đà Sơn thật dịu dàng sống động!

Hơn 700 năm trước, ngọn đèo và cũng là cửa ải trên mây này đã chứng kiến một cuộc hôn nhân cung đình đậm màu hòa hiếu: Công chúa Huyền Trân Đại Việt bước chân qua làm dâu Chiêm quốc. Cũng từ đấy, con đèo Hải Vân như lằn tơ tóc mong manh đã kết nối đôi bờ cương thổ Việt - Chiêm, mở lối cho những đợt sóng di dân, hòa huyết ngược xuôi đầy bi trầm mà quyết liệt.

热门文章

0.7412s , 7251.890625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【torino – verona】Về làng Việt đầu tiên xứ Đàng Trong,88Point  

sitemap

Top