游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:45:09
Dự ánđường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ. |
Thay mặt Chính phủ,ỡvướngdựánhạtầnggiaothôngtrọngđiểmchậmtiếnđộđộivốkiểu tóc ronaldo 2022 thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Báo cáo số 465/BC – CP báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về giám sát chuyên đề và trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực GTVT.
Trong bản báo cáo gồm gần 60 trang, Tư lệnh ngành GTVT đã cung cấp những thông tin tương đối cụ thể và thẳng thắn về việc thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực GTVT.
Liên quan đến kết quả triển khai các công trình, dự án trọng điểm, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT gồm 50 công trình, trong đó đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng 24 công trình. Các công trình đưa vào khai thác đều cơ bản đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng được nhu cầu của người dân và tạo động lực phát triển kinh tếxã hội và tăng cường bảo đảm an ninh quốc phòng, hiệu quả đầu tưcông trình.
Tại Báo cáo số 465, Bộ GTVT cho biết là hiện vẫn còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gồm 1 dự án đường bộ là Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nhóm các dự án đường sắt đô thị bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có 5 dự án (3 dự án do UBND Tp. Hà Nội và UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn – ga Hà Nội, Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên, Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương) và 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi.
Cụ thể, Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thực hiện, tính đến đầu tháng 10/2020, sản lượng đạt 78,19% (chậm 17,2%). Tiến độ thực hiện chậm nằm ở các gói thầu sử dụng vốn ADB phía Tây và các gói thầu sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II/2019; các gói thầu ADB phía Đông yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Từ đầu năm 2020 các gói thầu tạm dừng thi công, hiện có một số gói đã bắt đầu thi công trở lại (gói A5, A6, A7), sản lượng dự án ước đạt 78,60%. Hiện nay, các vướng mắc của dự án đã cơ bản được giải quyết, các vướng mắc về mặt bằng và về vốn đang được tiếp tục giải quyết. Bộ GTVT đã có báo cáo, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chínhtháo gỡ vướng mắc về vốn đối ứng, vốn nước ngoài và giao vốn cho dự án để thực hiện.
Dự án đường sắt đô thị Tp. HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư): Sản lượng ước đạt 76,3%. Một số thủ tục về vốn, cơ chế tài chính và Hiệp định vay của dự án đang được UBND Tp. HCM làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết.
Dự án đường sắt đô thị Tp.HCM, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương (UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư): Đã hoàn thành 1/8 gói thầu; các gói thầu còn lại đang thực hiện GPMB, triển khai thủ tục thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu. Một số thủ tục về cơ chế tài chính, khoản vay của ngân hàngKfW của dự án đang được UBND Tp. HCM làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) (do UBND Tp. Hà Nội làm chủ đầu tư: Dự án có 09 gói thầu chính xây lắp và thiết bị. Sản lượng thực hiện đạt 64,27%, riêng đoạn trên cao đạt 79,09%. Một số vướng mắc chính của dự án chủ đầu tư đang giải quyết: Vướng mắc mặt bằng tại các ga S5, S7, ga ngầm S10; làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về thủ tục vay lại khoản vay bổ sung 20 triệu EURO của DGT.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A): Đã cơ bản hoàn thành, đang được các bên hoàn thiện các thủ tục để nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến thiết bị khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán... Bộ GTVT đang chỉ đạo giải quyết vướng mắc, khắc phục các tồn tại và hoàn thiện các hạng mục còn lại. Khó khăn chính hiện nay là công tác huy động nhân sự là các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoàn thành công tác đánh giá an toàn hệ thống để nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành khai thác. Bộ GTVT đề nghị Bộ Ngoại giao có công hàm đề nghị cấp có thẩm quyền của Pháp hỗ trợ, tháo gỡ để các chuyên gia tư vấn ACT sớm sang Việt Nam thực hiện dự án.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1): Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển đường sắt khu vực Tp. Hà Nội, phương án tổng thể triển khai dự án, đề xuất cơ quan chủ quản đầu tư, xử lý Hiệp định vay VN12-P4.
Theo Bộ GTVT, hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp; có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp… dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, dẫn đến việc thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan như: biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; công tác xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi ảnh hướng đến tiến độ thực hiện, tăng tổng mức đầu tư các dự án.
“Về cơ bản, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư bên cạnh các nguyên nhân khác như chậm GPMB, công tác quản lý quy hoạch tại một số địa phương chưa tốt…”, Báo cáo số 465 nêu rõ.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接