会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả giải hạng nhất đức】M&A hướng tới doanh nghiệp Nhà nước!

【kết quả giải hạng nhất đức】M&A hướng tới doanh nghiệp Nhà nước

时间:2025-01-26 06:33:24 来源:88Point 作者:Cúp C2 阅读:972次

mampa huong toi doanh nghiep nha nuoc

Đông đảo DN tham dự diễn đàn M&A 2014. Ảnh: N.HIỀN

Sức nóng từ DNNN

TheướngtớidoanhnghiệpNhànướkết quả giải hạng nhất đứco đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn 5 năm tới, sự phục hồi của nền kinh tế, quá trình cải cách thể chế, chương trình CPH nhiều DNNN quy mô lớn, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân, sự quan tâm của dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A tại Việt Nam đang hình thành nên một làn sóng M&A thứ hai, với quy mô giá trị ước tính lên tới 20 tỷ USD. Theo đó, trong 2 năm 2014-2015, 432 DNNN sẽ phải tiến hành CPH. Cùng với đó, 4.000 DNNN đã CPH trước đó như BIDV, Sabeco, FPT, PV Gas, Bảo Việt… cũng sẽ thực hiện thoái bớt vốn nhà nước. Đây là những DN lớn, hoạt động hiệu quả thời gian qua. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư.

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Vina Capital đánh giá, hiện các thị trường vốn của Việt Nam đang tăng trưởng, nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến Việt Nam ở mức cao nhất trong những năm qua. Điều này đưa đến một cơ hội không thể bỏ lỡ. Bên cạnh đó, quá trình CPH tại Việt Nam đã đạt được một bước tiến đáng kể. Cho đến nay, hơn 4.000 DNNN đã được CPH, sáp nhập hoặc tái cấu trúc. Ngoài ra, trong những năm trước, việc bán tài sản dưới giá trị sổ sách sẽ bị xử phạt vì làm thất thoát tài sản nhà nước. Đây là điều xảy ra khá thường xuyên trước năm 2013 trong bối cảnh thị trường xuống thấp. Tuy nhiên, với việc ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6-3-2014 của Chính phủ cho phép thoái vốn kinh doanh ngoài ngành ở mức giá thấp hơn giá trị sổ sách, những lo ngại này sẽ không còn nữa, các nhà quản lý sẽ cảm thấy thoải mái hơn để thực hiện tái cấu trúc DNNN. Khi đó, các DNNN sẽ hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư (cả trong nước và quốc tế) do DN không còn bị phân tán bởi các hoạt động không cốt lõi, không có lợi thế so sánh. Ngoài ra, với Nghị quyết 15, nhà đầu tư tư nhân sẽ có thể đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây không được phép, bao gồm các DN quản lý cảng hàng không, cảng biển, sản xuất thuốc lá, truyền hình và truyền thanh.

Cùng quan điểm trên, Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, ông John Ditty cho rằng việc cho dòng vốn tư nhân được tham gia vào hoạt động quản trị, điều hành của DNNN sẽ là động lực thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo khảo sát của hãng tư vấn KPMG, rất nhiều DN Việt Nam cũng có nhu cầu M&A. Khoảng 100 triệu USD đang được giao dịch trong các thương vụ M&A và có thể sẽ tăng lên vài trăm triệu USD hoặc 1 tỷ USD nhằm giúp DN tăng trưởng về quy mô và tài sản. Theo đó, những cái tên DNNN chuẩn bị CPH tiêu biểu đang nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư trong nước và quốc tế là Mobifone, Vinatex, Vietnam Airlines, Vina Cement, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam…

Vẫn có những rào cản

Thị trường M&A đang đứng trước những cơ hội rất lớn, song không phải là không có thách thức. Ông John Ditty đưa ra cảnh báo về những yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng làn sóng đầu tư không chỉ là một gợn sóng. Theo đó, những yếu kém trong quản trị DN cần phải được xử lý, cần tăng cường tính minh bạch và trung thực, hạn chế các thông lệ không phù hợp và trái đạo đức, các kỳ vọng định giá, thẩm định giá cần phải hợp lý và có thể chứng minh được. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần thúc đẩy việc thực hiện các chính sách như đã công bố. Về phía bên bán cần có sự chuẩn bị tốt và hiểu rõ nhu cầu của các bên mua tiềm năng nhằm đảm bảo một quy trình giao dịch hiệu quả, các bên cần thuê các nhà tư vấn giàu kinh nghiệm (về thương mại, pháp lý, tài chính, thuế...) hỗ trợ quy trình giao dịch. Hệ thống ngân hàng và tài chính cũng cần phải hỗ trợ một cách phù hợp và đáng tin cậy hoạt động M&A. “Vấn đề quan trọng là cần hiểu rằng hoạt động mua bán và sáp nhập là nhằm tăng cường sự thịnh vượng lâu dài cho tất cả các bên liên quan. Hoạt động mua bán và sáp nhập không nên chỉ nhằm mục đích thu lợi trước mắt” - ông John Diity nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Andy Ho lại quan ngại về vấn đề tham nhũng, ảnh hưởng từ việc tháo dỡ các rào cản thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do. Thiếu nguồn lao động chất lượng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Giá nhân công hiện khá thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, khối ngân hàng vẫn có tỷ lệ nợ xấu cao, hạn chế DN tiếp cận tín dụng và tăng trưởng.

Với kinh nghiệm tư vấn cho nhiều thương vụ M&A trong thời gian qua, ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc CTCK Bảo Việt cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư chiến lược và CPH thành công, DNNN cần xây dựng được chiến lược kinh doanh rõ ràng và cơ cấu vốn điều lệ hợp lý, đồng thời tận dụng cơ hội CPH để quyết liệt xử lý các vấn đề còn tồn đọng như tài chính, xử lý lao động dôi dư, tinh gọn bộ máy để hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược hơn. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Hòa kiến nghị cần có cơ chế yêu cầu các DNNN công bố thông tin để công khai, minh bạch hoạt động, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chiến lược tiếp cận thông tin sớm, cần có một cơ chế linh hoạt đối với nhà đầu tư chiến lược về giá bán. Trong quá trình thoái vốn của những DNNN thực hiện đầu tư ngoài ngành, hình thức thoái vốn cũng cần đa dạng hóa để tăng khả năng thực hiện các giao dịch thỏa thuận và gắn với các cam kết hỗ trợ, đóng góp của cổ đông chiến lược.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính:

Trong 7 tháng đầu năm 2014, đã có thêm 55 DNNN hoàn thành phương án CPH. Chính phủ đang rất quyết liệt đẩy mạnh tiến trình này và sắp tới sẽ yêu cầu sau 6 tháng kể từ khi CPH, DN đủ điều kiện phải niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc niêm yết trên sàn Upcom để tạo sân chơi cho nhà đầu tư mua bán, chuyển nhượng cổ phần.

Ông Bùi Huy Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước:

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng và đã đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động ngân hàng dần ổn định, lãi suất và tỷ giá cũng ổn định và được kiểm soát ở mức phù hợp... Trong 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn sáp nhập 2 ngân hàng thương mại với nhau, 1 ngân hàng thương mại mua lại 1 công ty tài chính. Dự báo đến cuối năm 2014, đầu năm 2015 sẽ có thêm vài thương vụ nữa.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE:

Thời gian qua, nhiều công ty bất động sản không còn khả năng duy trì hoạt động và các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua lại để tái cơ cấu. Đặc biệt, từ cuối năm 2013 đến nay đã và đang có 4 thương vụ M&A bất động sản lớn như Mapletree mua Centre Point từ tay Japan Asia Land, Tung Shin mua Movenpick Saigon từ Vinacapital và hai thương vụ đang thương lượng là Lemongrass Master Fund mua Indochine Park Tower từ Mulpha International Bhd, Aeon Mall mua Aeon Bình Tân từ Aseana Properties JV Hoa Lâm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu của các DN niêm yết. Trong số 73 DN niêm yết trong ngành bất động sản, hiện có 61 DN bất động sản niêm yết có sở hữu nước ngoài, trong đó 15% DN có sở hữu nước ngoài chiếm hơn 20%.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
  • Quyền Phó đại sứ Australia ấn tượng với sự phát triển xe điện tại Việt Nam
  • Người dùng xe máy điện có bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số?
  • Trung Quốc lại đột phá phát minh, tạo ra pin lithium thể rắn mới
  • PM to visit Laos, co
  • Làm thế nào để phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
  • Nhiều khách hàng 'nghiện' đi taxi điện 'vừa sang lại vừa xanh'
  • VTC News tổ chức Tọa đàm: Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh
推荐内容
  • Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
  • PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Ngành hàng tiêu dùng nhanh có nhiều lợi thế phát triển
  • So sánh xe máy xăng và điện, loại nào tiết kiệm chi phí hơn?
  • Làm thêm tài xế Xanh SM Platform: Thu nhập phụ gấp đôi thu nhập chính
  • Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
  • Một số nhược điểm của xe máy điện ít người biết