Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Vientiane,ìnhhìnhBiểnĐôngcăngthẳngASEANquanngạisâusắkqbd shandong taishan Lào, là hội nghị ASEAN đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2016 của Lào và cũng là hội nghị đầu tiên sau khi ASEAN hình thành cộng đồng vào ngày 31/12/2015. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự sự kiện giữa lúc tình hình Biển Đôngđang ngày một ‘nóng’ vì những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa
Tại hội nghị, các Ngoại trưởng đã trao đổi về nhiều vấn đề như căng thẳng Triều Tiên, tình hình Biển Đông, các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, an ninh mạng, buôn bán người và di cư bất thường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, theo thông tin trên báo VnExpress.
Về vấn đề Biển Đông, các Ngoại trưởng chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây và đang diễn ra, trong đó có các hoạt động bồi đắp và các hành động khác, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Cụ thể Trung Quốc gần đây được cho là đã triển khai các tên lửa, chiến đấu cơ và radar trên các đảo đá thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Động thái này gây lo ngại và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Australia, Nhật Bản...
Về phần mình, Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời lên án việc thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần đoàn kết hơn nữa trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Vietnam+
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay, Ngoại trưởng các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, không quân sự hóa, kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và đạt tiến triển thực chất trong việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại hội nghị trên, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần ưu tiên duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực trong bối cảnh môi trường an ninh ở khu vực ngày càng phức tạp. Ông nhấn mạnh ASEAN cần phát huy đoàn kết thống nhất và tiếng nói chung trước những diễn biến phức tạp ở khu vực, nhất là Biển Đông.
Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam cũng chia sẻ quan ngại về tình hình đang ngày càng phức tạp ở Biển Đông, nhất là việc quân sự hóa và những hệ lụy đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, nhấn mạnh cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc năm 1982, kiềm chế, không quân sự hóa, thực hiện nghiêm túc DOC và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được COC.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VOV, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ mới đây đã thống nhất việc cần thiết phải gấp rút đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ tự do không phận và khu vực Biển Đông, trước những hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này. Thỏa thuận này đạt được tại Hội nghị cấp Thứ trưởng Ngoại giao ba bên đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản ngày hôm qua (26/2).
Cũng trong thời gian này, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng có cuộc họp ba bên để thảo luận về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ảnh Reuters
Đây là cuộc gặp 3 bên Nhật Bản – Australia - Ấn Độ lần thứ hai, tập trung chủ yếu thảo luận về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thứ trưởng 3 nước đã lo ngại về những hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng tại khu vực Biển Đông. Trong những ngày trung tuần và cuối tháng 2, Trung Quốc được cho là liên tiếp điều động máy bay và triển khai hệ thống tên lửa tại khu vực Biển Đông.
Liên quan đến vấn đề này, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khi đề cập việc Trung Quốc tiếp tục triển khai máy bay chiến đấu tại khu vực Biển Đông, đã khẳng định, sự lo ngại sâu sắc nhất của Nhật Bản đối với hành vi này; đồng thời nhấn mạnh, Nhật Bản sẽ tiếp tục chờ đợi, thu thập và phân tích những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để đưa ra những biện pháp ứng phó thích hợp.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã phê phán kịch liệt Trung Quốc triển khai tên lửa tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani trong buổi họp báo ngày 19/2, đã cho biết Nhật Bản cũng đã xác nhận việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại khu vực Biển Đông. Từ những hình ảnh được công bố, việc triển khai hệ thống tên lửa là có thật.
Ông Gen Nakatani phê phán hành động của Trung Quốc là làm biến đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, đồng thời yêu cầu Trung Quốc cần có những giải thích mang tính minh bạch hơn về hành vi này.
Minh Thùy (T/h)
Học sinh nghỉ học để ‘nhường’ trường cho đám cưới con cô hiệu trưởng