Với chủ đề “Đón đầu cơ hội từ dòng vốn mới”,ạcDiễnđànBấtđộngsảncôngnghiệpViệtruc.tiep.bong.da.hom.nay Diễn đàn thu hút hơn 300 khách mời là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước; các nhà phát triển bất động sảncông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất hiện đang thuê nhà xưởng, kho bãi tại khu công nghiệp, các đơn vị đầu tư, chủ đầu tư các khu công nghiệp tại một số Vùng kinh tếtrọng điểm ở phía Bắc - Trung - Nam, các doanh nghiệpphát triển dịch vụ trong các khu công nghiêp. Ngoài ra, Diễn đàn còn có sự tham dự của đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm… và đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước… Cơ hội vẫn ở phía trước Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn nhìn nhận, dù đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đang suy giảm, nhưng Báo cáo đầu tư thế giới do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTAD) công bố ngày 5/7 cho thấy dòng vốn đầu tư chảy vào các nước đang phát triển vẫn gia tăng và nhiều nhà đầu tư vẫn công bố những dự ánđầy tham vọng.
Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu. Dù đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu cũng như một số khó khăn nội tại, nguồn đầu tư vào Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng tốt nhờ vào các yếu tố nền tảng vững chắc của thị trường. Trong bối cảnh lạm phát thế giới đang hạ nhiệt một cách rõ ràng, Việt Nam cũng sẽ có nhiều dư địa hơn cho việc quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô và điều này sẽ khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nhanh chóng quay trở lại, đặc biệt trong nửa cuối năm 2023 và năm 2024 tới đây. “Nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn coi Việt Nam là một lựa chọn ưu tiên trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung ứng, mở rộng địa điểm sản xuất kinh doanh để đón đầu làn sóng hồi phục khi mà giai đoạn thắt chặt tiền tệ dường như đang dần khép lại”, ông Minh nói. Theo ông Minh, với những chỉ báo phục hồi dần rõ nét về dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, một lần nữa, chúng ta lại có cơ sở để dự báo về những dòng vốn mới và kèm theo đó là nhu cầu tiếp tục tăng nhanh trong lĩnh vực cũng đang rất sôi động là bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. “Rõ ràng đang có rất nhiều cơ hội mở ra từ những dòng vốn đầu tư trực tiếp đang lưu chuyển tới Việt Nam, song không phải cơ hội nào cũng đều được kịp thời nắm bắt và chuyển hóa thành hiện thực nếu không hiểu rõ về xu hướng của những dòng vốn đó và có sự chuẩn bị phù hợp”, ông nói đồng thời nhìn nhận mối quan tâm của nhà đầu tư là có thực và thậm chí ở mức độ rất cao, nhưng lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên lựa chọn và những tiền đề nào cần có để nhà đầu tư sớm ra quyết định là những yếu tố cần được hiểu rõ. Nhận diện khẩu vị đầu tư Theo ông Lê Trọng Minh, nhà đầu tư từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những mục tiêu và yêu cầu khác nhau, dù mối quan tâm chung có thể vẫn là những vấn đề cốt lõi như cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, khung pháp lý, các chính sách và quy định, năng suất lao động, chuỗi cung ứng địa phương… “Có những nhà đầu tư ở quy mô vừa và nhỏ có thể dễ dàng thỏa mãn với những hạ tầng bất động sản công nghiệp đang sẵn có tại Việt Nam, song cũng có nhiều nhà đầu tư lại yêu cầu khắt khe hơn về năng lực cung cấp hạ tầng kỹ thuật và nhân lực, sự đa dạng của các loại hình sản phẩm bất động sản công nghiệp gắn với dịch vụ logistics hoàn chỉnh…, đảm bảo hiệu quả kinh tế của quy mô sản xuất mà nhà đầu tư nhắm tới”, ông nói. Tổng biên tập Báo Đầu tư cho rằng, những kinh nghiệm thành công của ngày hôm qua không hẳn sẽ đảm bảo thành công cho ngày hôm nay khi nhu cầu, khẩu vị của nhà đầu tư thay đổi cơ bản, chẳng hạn xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang những mô hình khu công nghiệp sinh thái phức hợp xanh và sạch theo các tiêu chí cao nhất về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), hay những khu công nghiệp có tích hợp đầy đủ dịch vụ logistics phức hợp và hiện đại... Với hai phiên thảo luận tại Diễn đàn, các nhà quản lý chuyên ngành của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, khu kinh tế, khu công nghiệp và nhiều nhà phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu của thế giới và Việt Nam, sẽ tập trung phân tích, nhận diện rõ hơn về xu hướng các dòng vốn đầu tư trực tiếp đổ vào Việt Nam trong thời gian tới cũng như khẩu vị của các nhà đầu tư quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng hiện thức hóa các cơ hội đi kèm. “Những loại hình bất động sản công nghiệp sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới, những địa phương sẽ nổi bật lên trên radar của nhà đầu tư, những vấn đề tồn tại cần tháo gỡ để khơi thông dòng vốn, những cơ chế chính sách, hành lang pháp lý mới cần được ban hành để khuyến khích cả “đại bàng” và “chim én” cùng bay tới Việt Nam làm tổ và những đề xuất khả thi giúp thỏa mãn yêu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của nhà đầu tư trong tình hình mới sẽ là những vấn đề nổi bật mà chúng ta hy vọng được các vị chuyên gia đầu ngành từ cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp kiến giải trong các cuộc thảo luận”, ông Minh chia sẻ thêm. Phiên I: “Nhận diện các dòng vốn mới” Sau báo cáo đề dẫn về “Triển vọng các dòng vốn mới nhìn từ thực tiễn” của ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN Deep C, các diễn giả tham gia thảo luận bao gồm: Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP.HCM (HBA); Ông Choi Kyu Chul, Phó chủ tịch KOCHAM; Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP và ông Paul Wee, Giám đốc Tài chính, Công ty BW Industrial. Trong phiên này, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ tập trung phân tích dòng lưu chuyển vốn quốc tế, triển vọng các dòng vốn mới vào Việt Nam; Những động thái dịch chuyển dòng vốn từ khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) sang Việt Nam và tình hình đầu tư từ các đối tác hàng đầu trong ASEAN, Mỹ, EU; Kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất và chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Foxconn, Intel, Apple…trong bối cảnh địa chính trị phức tạp và việc chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các chuyên gia cũng thảo luận về cơ hội đón dòng vốn mới từ các chính sách hiện hành và trong tương lai của Việt Nam. |