【lochj thi đấu c1】Không áp dụng công nghệ mới có nhiều nguyên nhân
Thưa ông,ôngápdụngcôngnghệmớicónhiềunguyênnhâlochj thi đấu c1 ông đánh giá thế nào về trình độ khoa học công nghệ của DNNVV Việt Nam?
Đây là vấn đề rất rộng. Nói chung trong hoàn cảnh hiện nay, công nghệ phải tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường để cho ra đời các sản phẩm mới, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên hầu hết DNNVV nước ta mới hình thành đều không mạnh về tài chính, cho nên không thể nghĩ đến chuyện đầu tư khoa học công nghệ mới. Cũng vì nghèo, “tiền nào của nấy” nên DN chỉ có công nghệ nhỏ lẻ, không đạt yêu cầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường. Điều này tạo ra một loạt khó khăn cho DN. Có những sản phẩm thị trường không chấp nhận, nên DN không bán được, hàng nằm trong kho làm phát sinh thêm nhiều khó khăn cho DN. DN không thu được tiền, không phát triển lên được. Một loạt DN vừa qua “hy sinh” cũng một phần vì lí do đó. Song, thời gian qua cũng xuất hiện một số DN có được công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm mang tiêu chuẩn quốc tế. Đáng tiếc, số đó không nhiều.
Khoa học công nghệ rất quan trọng, quyết định sự sinh tồn của DN. Nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng phần lớn DN sử dụng công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ. Vì sao DN nước ta không có động lực “lên đời” công nghệ?
Nói DN Việt Nam dùng công nghệ thấp 2-3 thế hệ còn là khiêm tốn, bởi vì có những công nghệ Việt Nam đang sử dụng còn thấp hơn nhiều. Chẳng hạn Nga đang dùng đồng hồ đo điện thế hệ thứ 7, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chỉ áp dụng thế hệ thứ 2. Bây giờ muốn đổi từ thế hệ thứ 2 lên thứ 7 thì khó khăn, tốn kém lắm.
Có nhiều nguyên nhân khiến DN không áp dụng công nghệ mới. Một là như trên đã nói, DN mới hình thành nên tiềm lực tài chính yếu, không thể trang bị được công nghệ cao. Hai là kiến thức công nghệ của nhiều DN chưa cao. Ba là DN Việt vẫn mang tâm lí “tự ti”, không dám nghĩ rằng có thể tạo ra những sản phẩm vươn ra quốc tế bằng cách đổi mới công nghệ. Mặt khác, dù Nhà nước đưa ra nhiều ưu đãi nhưng thực tiễn DN lại rất khó tiếp cận được những ưu đãi ấy. Ngoài ra, có một bộ phận DN muốn đổi mới công nghệ nhưng lại không thể “thải” công nghệ cũ đang sử dụng vì điều này đòi hỏi phải có chi phí tương đối lớn và phải có bãi thải công nghệ cũ.
“Bãi thải công nghệ cũ”, giống như việc nhiều DN Việt Nam nhập trang thiết bị máy móc cũ kĩ từ Trung Quốc?
Có nhiều điểm đúng. Trung Quốc có vị trí địa lí gần gũi với nước ta nên công nghệ nào lạc hậu rất dễ vào Việt Nam. Họ dễ dàng thuyết phục DN Việt, khiến DN chấp nhận tất cả công nghệ, thiết bị đã thải ra đó. Đó là chuyện bình thường. Cách đây 20 năm khi tôi sang thành phố Nam Ninh, họ quyết định không cho xe máy vào thành phố, thế là 500 nghìn xe máy phải thải đi. Trong số đó, tôi đoán có không ít tuồn vào Việt Nam.
Còn đổi mới công nghệ qua kênh chuyển giao công nghệ giữa DN FDI và DN trong nước liệu có khả thi, thưa ông?
Khi DN FDI đầu tư vào Việt Nam, họ đã tính toán kĩ. Họ đầu tư đến điểm hòa vốn thì sẽ đổi mới công nghệ. Những công nghệ cũ đó họ mới chuyển cho các DN Việt Nam. Nhưng DN Việt Nam cũng đã hiểu biết hơn về công nghệ nên không dễ gì tiếp nhận những công nghệ của các DN FDI ấy. Mặt khác, với những công nghệ hiện đại của các DN FDI, thì họ không dễ dàng gì chuyển giao cho DN Việt Nam bởi những công nghệ tiên tiến có giá trị rất lớn và luôn được đăng kí bằng sáng chế. Cho nên DN Việt muốn tiếp cận phải chấp nhận trả chi phí lớn. Mục tiêu chính của FDI là tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân nên để hấp thụ được công nghệ chuyển giao, cần có nỗ lực chung của Chính phủ và các DN để tạo ra cơ chế thực hiện chuyển giao công nghệ “các bên cùng có lợi”.
Giải pháp xây dựng các Quỹ phát triển khoa học công nghệ thì sao, thưa ông?
Có nhiều hình thức về Quỹ phát triển khoa học công nghệ. Có quỹ để tại DN, có quỹ thì tập trung về một đầu mối. Khi còn làm ở Bộ Thương mại, tôi là Ủy viên kiêm Thư kí Hội đồng khoa học của Bộ, tôi đã đề xuất một quỹ phát triển khoa học công nghệ chung của các bộ, ngành. Đề xuất này được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính chấp nhận, tức là DN trích 2-3% lợi nhuận thu được để tái phát triển khoa học công nghệ. Lúc ấy quỹ thu được lớn lắm. Nhưng không hiểu vì sao quỹ này dần mai một, tự nhiên mất đi, không ai nghĩ đến việc dồn tiền cho quỹ đó nữa. Có lẽ vì DN nộp cho quỹ nhiều nhưng quỹ đó không quay trở lại phục vụ cho DN nên họ không làm tiếp nữa.
Hiện nay theo quy định, DN được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN. Việc Nhà nước cho DN trích 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN là một chính sách đúng đắn, đáp ứng mong đợi của DN thời gian qua, giúp DN phát triển về mặt khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế với chính sách này, từ khi ban hành đến nay DN chưa mặn mà lắm vì nhiều lí do, một phần vì mức trích quỹ 10% là không đủ với nhiều DN, chưa kể đến những quy định khắt khe và cứng nhắc khiến DN không triển khai được quỹ này.
Xin cảm ơn ông!
Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM: Các DN nhỏ và vừa hầu như không biết các quỹ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, việc thông tin còn yếu, các thủ tục quy định giải ngân phức tạp chưa phù hợp với thực tế cuộc sống. Việc quy định xử phạt trong việc sử dụng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của DN quá khắt khe và bất hợp lí làm cho các DN không dám trích quỹ và sử dụng làm ảnh hưởng đến tiến trình đầu tư thiết bị, công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật. DN cần vốn để đầu tư công nghệ mới hoặc Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi đầu tư để DN nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đặc biệt Nhà nước nên có gói ưu đãi đầu tư đổi mới trang thiết bị khhoa học công nghệ và chế biến sau thu hoạch. Hiệp hội DN tỉnh An Giang: Các nhà máy xay xát gạo hiện nay có nhu cầu bức thiết đầu tư công nghệ mới như đầu tư máy tách màu gạt gạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu tư lò sấy để bảo quản tốt lúa gạo và rất cần đầu tư nguồn điện 3 pha. Tuy nhiên các DN lại rất khó vay vốn để triển khai. Thực tế, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN muốn đổi mới công nghệ cũng khó do không thể tiếp cận vốn vay dài hạn để đầu tư công nghệ thiết bị. Viện Kinh tế Việt Nam: Các công ty FDI mặc dù có đem lại trình độ công nghệ cao hơn so với các công ty trong nước nhưng việc chuyển giao công nghệ và lan tỏa công nghệ lại không diễn ra như kỳ vọng. Vừa qua, việc kêu gọi một số tập đoàn điện tử - viễn thông quốc tế như Samsung, Nokia,… đầu tư vào nước với những ưu đãi rất lớn có thể là một cách để thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước. Tuy nhiên, đây mới là khởi đầu và còn phải cần thời gian để kiểm nghiệm cách thức phát triển này. (trích Báo cáo "Hoạt động của DN tư nhân: Thực trạng, vấn đề và hàm ý chính sách") GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản: Các quốc gia trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa nên học hỏi từ khu vực FDI các kĩ năng và kĩ thuật như lập kế hoạch chiến lược, marketing, phản ứng của khách hàng, kỉ luật lao động, tiết kiệm năng lượng, giao hàng đúng hẹn, sản phẩm an toàn, nơi làm việc đảm bảo, kế toán hiện đại, tham gia mạng lưới DN và các kiến thức không độc quyền thông thường khác để nâng cao năng suất và tăng năng lực cạnh tranh. Một công ty bỏ qua những điều này thì khó có thể tận dụng được lợi thế của công nghệ tiên phong hoặc làm kinh doanh toàn cầu. Ngược lại một công ty có thể làm chủ những kĩ năng này chắc chắn xây dựng được mối liên kết với các DN FDI muốn mua sản phẩm của mình. L.B (ghi) |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/464d791731.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。