【kết quả werder bremen】Cà phê bẩn tràn lan: Tại gu thưởng thức 'lạ' của người Việt

时间:2025-01-10 19:10:17来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

Trên thế giới hiện nay có ba dòng cây cà phê chính là: Cà phê Arabica – cà phê chè,àphêbẩntrànlanTạiguthưởngthứclạcủangườiViệkết quả werder bremen cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê Excelsa (cà phê mít).

Cụ thể, Arabica có hương thơm nhưng lại có tính chua, Robusta có chất cafein cao nhưng lại có vị đắng, còn cà phê mít Excelsa chất cafein thấp nhưng có vị chát.

“Tất cả những vị như chua, đắng, chát, bản thân trong cà phê đã có rồi nhưng thay vì trộn các dòng cà phê vào với nhau thì người ta lại “cải lương” đi, không “chế” từ cà phê mà đưa vị khác vào. 

 Trong đó, có một số hóa chất độc hại có thể gây ung thư như chất tạo bọt, tạo đắng, tạo sánh. Tôi gọi nôm na đây là cà phê bẩn” -  ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty CP Tập đoàn Thái Hòa, chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa nói. 

Ông lấy ví dụ: Lẽ ra đưa cà phê mít Excelsa vào để tăng vị chát thì dân Việt Nam lại cho nhân cau vào để chế biến “cà phê bẩn”.Trong khi đó, nhân cau lại là chất gây nghiện, tạo kích thích mà tính phấn khích cao, chính vì vậy, tập quán từ xưa, những người dân ăn trầu cau thường “nghiện”.

“Vừa rồi, tổ chức y tế thế giới WHO đã phân tích 108 đồ ăn thức uống gây ung thư, trong đó có nhân cau là một chất gây ung thư đứng thứ hàng 16. Người Đài Loan đã khuyến cáo chặt bỏ cây cau không cho dân trồng nữa” – ông An lưu ý.

Nhận xét về thực trạng cà phê bẩn ở Việt Nam, ông An đã phải thốt lên: Cà phê bẩn trên thị trường hiện nay đang ở mức báo động nguy hiểm.

 Một số loại phụ gia độc hại được dùng trong pha trộn cà phê bẩn. Ảnh: Dương Phương Ngọc.

Nguy hiểm bởi: Những người không hiểu biết đã bỏ thêm nhiều phụ gia độc hại vào trong quá trình chế biến. “Ở một quốc gia sản xuất cà phê như Việt Nam, những người trồng ra cà phê ở thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, người dân cũng dùng cà phê bẩn” – ông An bày tỏ.

Theo ông An, nguyên nhân của tình trạng cà phê bẩn, giả tràn lan không phải do nhu cầu lợi nhuận, cũng không phải do nguyên liệu cà phê của Việt Nam đắt tới mức phải “độn” thêm ngô, đậu tương, muối,…

Bởi 1 kg cà phê nhân chỉ có giá khoảng 30.000 đồng, tạo ra 7 lạng cà phê rang xay, trong khi 1kg đậu tương cũng có giá gần tương đương, khoảng hơn 20.000 đồng.

“Tôi nghĩ do đặc tính của người tiêu dùng Việt, họ ưa thích dùng cà phê có 4 đặc điểm “đặc, đắng, sánh, bọt” nên các hộ sản xuất thường pha trộn nhằm đáp ứng thị hiếu, “gu” thưởng thức của người dùng, từ đó, cà phê bán chạy, doanh thu tăng” – ông An đánh giá.

Máy xay đậu tương với những vết ố vàng tại cơ sở sản xuất cà phê bẩn ở Vũng Tàu. Ảnh: LĐ

Trước đó, sáng 24/3, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiểm tra cơ sở rang, sản xuất cà phê nằm trên đường Trương Công Định, P.3 do ông Nguyễn Văn Hòa (48 tuổi, quê Lâm Đồng) làm chủ, phát hiện một lượng lớn đậu nành, cà phê và hóa chất dùng để chế biến cà phê bẩn.

Khi cơ quan công an kiểm tra, phát hiện nhiều bao cà phê, đậu nành nằm la liệt ở dưới sàn nhà cáu bẩn, bụi bám đen sì, các dụng cụ dùng để rang cà phê như chảo, muỗng đều đã chuyển màu và nằm dưới sàn nhà. Thùng để chứa bơ bẩn thỉu, dơ dáy, cơ sở bốc mùi khét lẹt. Một số thùng đã qua sử dụng được chất vào bên trong kho của cơ sở trên đều ghi có xuất xứ từ Trung Quốc.

Thêm vào đó, cơ sở sản xuất này cũng sử dụng các loại phụ gia khác như caramen, đường, muối, rượu, hương vị cà phê, vani, bơ và một số lượng lớn hạt đậu nành và hạt cà phê. Tất cả số lượng cà phê, đậu nành và các phụ gia dùng để tẩm ướp cà phê đều được niêm phong tạm giữ để điều tra.

Dương Phương Ngọc

 

Từ bắt ếch, bị lừa vào đa cấp đến nữ doanh nhân 100 tỷ đồng
相关内容
推荐内容