(HG) - Theựngchếtimạnhhơnđốivớihnhvitrốnđngnợđngbảohiểmytếsoi kèo trung quốc hôm nayo thông tin của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHYT vẫn cao và diễn biến phức tạp. Năm 2015, tổng số nợ bảo hiểm y tế (BHYT) là 2.548 tỉ đồng, đến năm 2016, tổng số nợ BHYT tăng 2.957 tỉ đồng, trong đó, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nợ 619 tỉ đồng (chiếm 20,9%) và ngân sách nhà nước nợ chưa chuyển 2.336 tỉ đồng (chiếm 79%) trên tổng số nợ BHYT. Tình trạng trốn đóng BHYT diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; công tác xác định tổng số đối tượng do các bộ, ngành quản lý còn gặp nhiều khó khăn; một số đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT nhưng tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ như HSSV, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; chưa có quy định phối hợp với cơ quan BHXH đối với đối tượng là thân nhân quân nhân do Bộ Quốc phòng quản lý để tránh tình trạng cấp trùng thẻ BHYT… BHXH Việt Nam đề xuất xây dựng chế tài mạnh hơn đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng BHYT; tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trao đổi, cung cấp thông tin, số lượng về các nhóm đối tượng tham gia BHYT. Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả công tác phát triển đối tượng, hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam còn đề xuất nên trình Chính phủ ban hành kịp thời hoặc ban hành theo thẩm quyền đối với các văn bản quy định về đối tượng, thay thế các văn bản đã hết hiệu lực; nâng cao công tác phát triển đối tượng BHYT; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến mục đích nhân văn cao cả “BHYT toàn dân, chung tay vì sức khỏe cộng đồng”… Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam |