Năm 2018,ồcôichađứatrẻthêmbấthạnhkhimẹvàbàngoạiđềubịungthưbxh bd trung quoc chị Vũ Thị Thủy (SN 1985, thường trú tại Ninh Bình) đau đớn nhận tin chồng qua đời do tai nạn giao thông. Khi ấy, con trai lớn của chị mới 10 tuổi, con trai út chỉ vài tháng tuổi. Người phụ nữ trẻ bỗng chốc mất đi trụ cột trở nên chới với. Nhà chị vốn không dư dả, cũng chưa có nhà cửa, đất đai, nhiều năm sống chung với anh chị em bên chồng. Để có tiền nuôi con, chị Thủy xin làm công nhân ở công ty may, ngày nào cũng tăng ca đến tận 9 rưỡi đêm mới về. Công việc phải ngồi nhiều, lại một mình chăm lo cho 2 con nhỏ, cuộc sống bộn bề khiến chị chẳng để ý những dấu hiệu của căn bệnh ung thư tủy. Từ đau lưng, xương khớp, dần dần cả người đều đau nhức, đến tận khi không chịu được nữa chị mới đi khám. Tháng 7/2023, chị Thủy nhận được kết quả khám bệnh, là ung thư tủy giai đoạn nặng, tế bào ung thư đã di căn qua nhiều cơ quan khác. Chị từng nằm điều trị tại bệnh viện ở địa phương, sau đó chuyển ra Hà Nội xạ trị. Có thời điểm, chị phải dùng đến thuốc morphine nhưng vẫn chẳng thể ngăn nổi sự đau đớn. Cha mẹ chồng đều đã mất. Lúc này, chị chỉ có thể bấu víu vào người mẹ ruột đang sinh sống ở tận Đắk Lắk. Chứng kiến con gái yếu ớt trên giường bệnh, bà Vũ Thị Lụa (SN 1964) nuốt nước mắt vào lòng. Sợ con mất tại bệnh viện thì không biết làm sao lo ma chay, bà đành xin cho chị Thủy xuất viện rồi đưa cả 3 mẹ con vào Đắk Lắk để tiện chăm sóc. “Tôi vào với mẹ hồi tháng 9 năm ngoái. Thấy tôi sống lay lắt, mẹ không đành lòng nên gom hết tiền bạc cho tôi vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 để chữa trị, được ngày nào thì con tôi còn mẹ ngày đó. Đáng tiếc, “tấm phao cuối cùng” của mẹ con tôi cũng gặp đại nạn”, chị Thủy thều thào, giọng nghẹn lại. Tháng 5 năm nay, sau nhiều ngày bị đau bụng, vùng kín chảy máu bất thường, bà Lụa đi khám thì phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Cả bà và chị Thủy đều suy sụp tinh thần. Nhà đã cạn tiền, bà Lụa chần chừ, không tiếp nhận chữa trị. “Tôi phải mang tương lai 2 đứa nhỏ ra để khuyên mẹ. Tôi giờ như “ngọn đèn dầu trước gió”, rồi đây các con sẽ phải nhờ cậy bà ngoại, mẹ tôi mới đồng ý vay mượn để chạy chữa”, chị Thủy trải lòng. Sau đợt phẫu thuật hồi tháng 5, bà Lụa được xuất viện, hẹn 3 tháng sau tái khám. Bệnh tật hiểm nghèo, nhưng bà không dám nghỉ ngơi. Hằng ngày, người phụ nữ tròn 60 tuổi ấy vẫn đi làm thuê cho người ta để kiếm tiền lo cho con, cháu và chính bản thân bà. Công việc nhà nông bấp bênh, tiền công thậm chí còn không lo nổi tiền vé xe vào thành phố Hồ Chí Minh cho chị Thủy, càng chẳng đủ cho chị chữa bệnh. Họ cứ vay nợ mỗi nơi một ít. Con trai lớn của chị Thủy đã nghỉ học từ năm ngoái, khi vừa hết lớp 9. Hiện cậu bé đang học việc tại một tiệm sửa xe. Mấy ngày nay sức khỏe chị Thủy suy kiệt, phải nhập viện do thiếu máu, con bỏ mọi việc để chăm sóc. Đôi bàn tay lóng ngóng, vụng về của cậu thiếu niên chẳng xoa dịu được cơn đau của mẹ, chỉ biết lo lắng trong im lặng. Con trai út của chị Thủy đã 7 tuổi, đang sống cùng bà ngoại. Đứa trẻ không biết gì về căn bệnh ung thư, thỉnh thoảng lại hỏi bà: “Vì sao mẹ con đi lâu thế?”. Người góa phụ vẫn đang ao ước được sống, được bên cạnh nhìn các con lớn lên. Hai đứa trẻ đã mồ côi cha, nếu lại mồ côi mẹ thì sẽ đáng thương biết bao, nhưng chị chẳng có lựa chọn. Mới đây, chị Thủy gửi đơn cầu cứu đến Báo VietNamNet, mong qua nhịp cầu nối yêu thương này, gia đình chị có thể gặp được những tấm lòng nhân ái, thương xót và giúp đỡ.
|