Tại buổi tiếp,ậtBảnhỗtrợvốnđầutưchopháttriểncơsởhạtầket qua.nét ông Yumikura cảm ơn Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã dành thời gian tiếp; đồng thời khẳng định quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện. Đặc biệt mới đây nhất, Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Ông Yumikura cho biết, chuyến thăm của đoàn lần này tập trung cập nhật tình hình hoạt động của JBIC tại Việt Nam, trong đó sẽ xem xét tài trợ các dự án BOT điện; tìm hiểu trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện bảo lãnh chính phủ cho các dự án điện BOT; tìm hiểu chính sách của Việt Nam trong huy động nguồn lực quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong cân đối với chính sách thắt chặt quản lý nợ công hiện nay của Việt Nam; cập nhật chính sách quản lý nợ công của Việt Nam… Trao đổi tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cảm ơn về những đánh giá của ông Yumikura về mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước trên mọi phương diện, cả về quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, cũng như giao lưu giữa hai nền văn hóa. Thứ trưởng khẳng định, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là mối quan hệ chiến lược, và Bộ Tài chính rất coi trọng mối quan hệ này; đồng thời cùng JBIC vun đắp để mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Thứ trưởng đánh giá cao vai trò của ngân hàng JBIC trong thời gian qua đã hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam, cũng như doanh nghiệp của Việt Nam ở các dự án. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Toàn cảnh buổi tiếp. Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã chia sẻ quan điểm và thông tin từ phía Bộ Tài chính về các vấn đề: Mối quan hệ giữa chính sách về nợ công và phát triển cơ sở hạ tầng; các chính sách liên quan tới dự án BOT, dự án vay vốn; hoàn thiện chính sách liên quan tới quản lý nợ công,... Đơn cử đề cập tới vấn đề bảo lãnh chính phủ, Thứ trưởng cho biết, tháng 11/2017, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý nợ công sửa đổi. Theo đó, Chính phủ chỉ bảo lãnh cho chương trình, dự án quan trọng được Quốc hội, Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Do vậy, phạm vi bảo lãnh thu hẹp rất nhiều. Các dự án đầu tư do các bộ, UBND cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì sẽ không được bảo lãnh. Chính vì vậy, Thứ trưởng khuyến nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản nên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Cũng tại buổi tiếp, ông Yumikura khẳng định, dự án về giao thông, điện, cấp nước, nước thải,… là lĩnh vực quan trọng, doanh nghiệp Nhật Bản có công nghệ, đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam. "Chúng tôi mong muốn Chính phủ hai nước cho doanh nghiệp tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực này. Chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc "phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng cao" - ông Yumikura nhấn mạnh./.
Đức Minh