Bà Ngô Thị Thanh Hằng (giữa) - Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính tại Cục Thuế Hà Nội.
Trong không khí xuân rộn ràng của Thủ đô những ngày cận Tết,àNộiChưabaogiờdịchvụthuếtốtnhưbâygiờtỷ số pohang khi đặt bút viết về những đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính của Cục Thuế Hà Nội trong những năm qua,
tôi bất chợt nhớ tới câu nói của giám đốc một doanh nghiệp mà tôi đã từng phỏng vấn: “chưa bao giờ chất lượng dịch vụ thuế lại tốt như bây giờ”. Quả thật đúng như vậy. Để đăng ký mã số thuế khi thành lập doanh nghiệp mới chỉ mất khoảng 30 phút. Doanh nghiệp chỉ cần ngồi ở văn phòng, nhấp chuột là có thể nộp được thuế.
Đánh giá về những kết quả trong cải cách thủ tục hành chính của Cục Thuế Hà Nội trong những năm qua, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã từng ghi nhận những cải cách thủ tục hành chính thuế đã góp phần rất tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Hà Nội, đưa Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Điện tử hóa hầu hết quy trình, thủ tục thuế
Để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế không thể bỏ qua các ứng dụng CNTT phục vụ người nộp thuế (NNT). Thực hiện chủ trương của toàn ngành, từ năm 2009, Cục Thuế Hà Nội đã áp dụng ứng dụng khai thuế điện tử, đến năm 2014 tiếp tục triển khai ứng dụng nộp thuế điện tử, năm 2015 là hóa đơn điện tử, năm 2016 là hoàn thuế điện tử và năm 2017 là biên lai điện tử... Hàng loạt các ứng dụng trên đã đáp ứng nhu cầu cải cách, tạo thuận lợi tối đa, tiết giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho NNT.
Ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu
Để từng bước cụ thể hóa Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, Cục Thuế Hà Nội cũng tiếp tục nâng cao chất lượng khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn và biên lai điện tử; vận hành tốt các đề án quản trị công việc, lưu trữ điện tử; triển khai thí điểm một số ứng dụng di động trong nội bộ cơ quan thuế và đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ NNT, nộp thuế điện tử đối với cá nhân kinh doanh, hộ cho thuê tài sản, trước bạ ô tô, xe máy, nhà đất…chỉ cần nhấp chuột là có thể nộp được thuế. Ông Nguyễn Thế Mạnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, kiêm Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, việc khai, nộp thuế điện tử hiện đã được cục thuế áp dụng phổ biến, với tỷ lệ gần 100% doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện kê khai thuế qua mạng, trên 95% doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế điện tử. Trong 298 thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, đã có 123 thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu - Doing business 2018 (DB2018) được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với DB2017). Trong đó, chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với DB2017). Đây là năm thứ 4 liên tiếp cải cách về thuế được ghi nhận trong Báo cáo môi trường kinh doanh. Nếu so với các nước ASEAN thì chỉ số nộp thuế của Việt Nam chỉ đứng sau 3 nước là: Singapore, Thái Lan, Malaysia. Kết quả trên của ngành Thuế có sự đóng góp quan trọng của Cục Thuế Hà Nội.
“Với các kết quả được ghi nhận, ngành Thuế đã hoàn thành mục tiêu đưa chỉ số môi trường kinh doanh đạt trung bình nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế đối với nhóm chỉ tiêu hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế mà Nghị quyết số 19 đã đề ra”, ông Mạnh nói.
Bên cạnh việc áp dụng hàng loạt các ứng dụng điện tử như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, Cục Thuế Hà Nội cũng triển khai hệ thống trao đổi thông tin tự động (ASM) có tích hợp chữ ký số; khai thuế điện tử thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hộ cho thuê nhà; triển khai ứng dụng quản lý thuế nhà đất, ứng dụng quản lý trước bạ ô tô, xe máy tại 30 chi cục thuế trực thuộc; ứng dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế…
Có thể nói, với việc áp dụng hàng loạt các ứng dụng điện tử phục vụ NNT, đã giúp cơ quan thuế và NNT truyền tải, tiếp nhận, phản hồi thông tin đồng loạt trên diện rộng (hàng trăm nghìn email) một cách chính xác, nhanh chóng, đúng đối tượng; thời gian xử lý và thông báo kết quả được tính bằng phút.
Từng bước hiện đại hóa quản lý thuếThực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, từ năm 2015, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Ứng dụng này đã thay thế 16 ứng dụng đang vận hành và triển khai phân tán tại cấp cục thuế và chi cục thuế trước đó. Với việc đưa ứng dụng TMS vào công tác quản lý thuế, đã đáp ứng toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo việc quản lý cơ sở dữ liệu về thuế một cách đồng bộ, thống nhất từ cấp cục đến các chi cục thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế Hà Nội cũng tập hợp, xây dựng, khai thác, quản trị cơ sở dữ liệu về NNT. Chương trình khóa nợ, hỗ trợ cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế phải nộp, đã nộp được cập nhật tới từng doanh nghiệp. Tiến độ thực hiện dự toán, các nguồn thu và dư địa có khả năng khai thác được cá thể hóa, gửi tới từng cán bộ kiểm tra, từng đội, phòng, chi cục thuế.
Ngoài việc xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT, Cục Thuế Hà Nội cũng xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, cơ quan thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thuế thu nhập cá nhân của gần 115.000 cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên; xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và phần mềm hỗ trợ, phân tích, kết xuất hồ sơ theo quy trình, bước đầu triển khai thanh tra, kiểm tra điện tử; phân tích, nhận diện các yếu tố rủi ro trước khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, rút ngắn thời gian làm việc trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp.
Cục Thuế Hà Nội cũng đã phối hợp khai thác dữ liệu dùng chung do các đơn vị khác chia sẻ, như: cơ sở dữ liệu dân cư của công an; ứng dụng quản lý hành trình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và xe taxi; tra cứu dữ liệu tờ khai và nợ thuế xuất nhập khẩu..., nhờ đó góp phần giảm thiểu thời gian phân tích, tổng hợp thông tin liên quan đến NNT, nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Một trong những ứng dụng rất quan trọng khác mà Cục Thuế Hà Nội đã triển khai, đó là hiện đại hóa công tác quản lý nội bộ. Cục thuế đã triển khai và vận hành các ứng dụng quản trị công việc, lưu trữ điện tử, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý tài sản một cách hiệu quả. “Nhờ triển khai hệ thống giao ban và đào tạo trực tuyến, đã giúp giảm thiểu thời gian đi lại, chi phí hội họp, tăng hiệu quả chỉ đạo điều hành một cách xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ tới gần 4.000 cán bộ, công chức thuế thuộc 24 phòng và 30 chi cục thuế trực thuộc”, ông Mạnh cho biết./.
Nhật Minh