【soi kèo mu vs liverpool】Cơ cấu lại nguồn chi

时间:2025-01-12 13:47:33 来源:88Point

co cau lai nguon chi giai phap can co de can doi ngan sach

Một quy chế chi tiêu ngân sách tiết kiệm,ơcấulạinguồsoi kèo mu vs liverpool hiệu quả, được kiểm soát chặt chẽ là điều mà Chính phủ cần hướng đến. Ảnh: Thuỳ Linh.

Chi tăng nhanh hơn thu

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng chi NSNN tăng liên tục trong nhiều năm qua. Chi năm 2016 tăng gấp hơn 3,3 lần năm 2006 và gấp gần 10 lần năm 2001. Tổng chi trong giai đoạn 2011-2015 gấp 1,65 lần giai đoạn 2006-2010 và gấp 5,2 lần giai đoạn 2001-2005. Giai đoạn 2011-2015, thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công, chi NSNN được điều hành theo hướng kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên, đồng thời vẫn đảm bảo tăng chi cho con người, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, tỷ trọng chi thường xuyên vẫn tăng khá nhanh. Cụ thể, chi thường xuyên chiếm bình quân 64,8% so với tổng chi NSNN, tăng gần 10% so với giai đoạn 2006-2010. Việc điều chỉnh chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp công vụ và các chính sách an sinh xã hội khác đã đưa tỷ trọng chi cho con người trong tổng mức chi thường xuyên tăng từ 62,5% thời kỳ 2006-2010 lên 68,2% thời kỳ 2011-2015. Trong khi đó, do chủ trương tái cơ cấu đầu tư công nên tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi giảm từ mức bình quân 28,6% xuống 21,7%. Chi trả nợ và viện trợ sau khi giảm từ 14,1% giai đoạn 2006-2010 xuống còn trên 10% giai đoạn 2012-2013 thì bắt đầu tăng lên 11,2% năm 2014, đạt 13,2% năm 2015.

Nhìn vào tình hình chi NSNN hiện nay, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Nhà nước (HNX) cho rằng: Thách thức đặt ra hiện nay là quy mô thu NSNN tính theo tỷ trọng GDP đang có xu thế giảm, song quy mô chi NSNN vẫn ở mức cao, đặc biệt, áp lực tăng chi thường xuyên vẫn còn lớn. Tổng thu NSNN năm 2015 ước tăng khoảng 1,55 lần so với năm 2010 nhưng tổng chi lại tăng đến 1,77 lần. Giai đoạn 2010-2015, quy mô chi thường xuyên tăng 2,04 lần nhưng số thu từ thuế, phí, lệ phí chỉ tăng khoảng 1,65 lần. Xu hướng này đã làm cho cân đối ngân sách và kế hoạch giảm bội chi NSNN gặp khó khăn. Bội chi năm 2013 đã lên đến 6,6% GDP; năm 2014 ở mức 5,69% và năm 2015 là 4,95%.

Việc bội chi cao làm cho nợ công trong những năm qua tăng nhanh liên tục. Mặc dù ngân sách vẫn đảm bảo trả đủ nợ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn, tuy nhiên, việc cơ cấu lại chi là giải pháp quyết liệt cần làm để giảm bội chi trong thời gian tới.

Gắn nhu cầu chi với khả năng động viên ngân sách

Hiện nay, một số giải pháp đã và đang được ngành Tài chính triển khai như thực hiện quản lý ngân sách theo khuôn khổ trung hạn nhằm phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu ưu tiên trong điều kiện ngân sách có hạn; tái cơ cấu đầu tư công, vốn đầu tư từ NSNN chỉ được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, cấp bách, có tác động lan tỏa, các dự án phục vụ phát triển KT-XH mà khu vực tư nhân không thể làm hoặc không muốn làm; kiểm soát chi thường xuyên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường kỷ luật tài khóa; đẩy mạnh cơ chế khoán chi hành chính, quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công; đẩy mạnh cơ chế tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập,...

Song song với việc tiếp tục triển khai những giải pháp nói trên, theo ông Nguyễn Thành Long, việc cơ cấu lại chi NSNN cần được triển khai từ việc cải cách căn bản phương thức quản lý NSNN, hình thành cơ chế phù hợp để gắn kết giữa việc xác định nhu cầu chi ngân sách với khả năng động viên ngân sách, hạn chế việc mở rộng các chính sách chi mới trong khi chưa xác định được nguồn thu để đảm bảo. Trong đó, phân định rõ nội dung và phạm vi mà NSNN cần bảo đảm trên cơ sở lựa chọn các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Cải cách đầu tư công, trong đó phải xác định rõ các mục tiêu chiến lược trong chi dài hạn, ưu tiên nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bố trí nguồn lực nhất định cho nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là tăng cường quản lý các khoản chi NSNN, nhất là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên, đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công gắn với đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dịch vụ công để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa và giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.

Đồng tình với điều này, ông Nguyễn Quang Thái - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam cho rằng, thực hiện cơ cấu lại chi NSNN là một trong những giải pháp căn cơ để đảm bảo tính bền vững của NSNN. Trong quá trình thực hiện, cần xác định đúng chức năng của Nhà nước và hệ thống chính trị để có nội dung chi đích đáng, xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực; nâng cao kỷ luật tài khóa; củng cố bền vững ngân sách kết hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách DNNN,... Bàn về định hướng cơ cấu lại chi NSNN, ông Thái nhấn mạnh nguyên tắc: Tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, việc tăng cường công khai, minh bạch, thúc đẩy trách nhiệm giải trình là hết sức quan trọng. Để làm được, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để đổi mới phương thức và cách thức thống kê ngân sách, nợ công theo đúng thông lệ quốc tế; coi trọng kỷ cương, kỷ luật tài khóa; đảm bảo kiểm soát các chỉ số tài khóa trong giới hạn an toàn; việc phân bổ nguồn lực thực hiện đúng theo các mục tiêu ưu tiên.

Nói một cách khác, muốn đảm bảo cân đối ngân sách, muốn nền tài chính công phát triển bền vững, cần thiết phải hoàn thiện một quy chế chi tiêu ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, được kiểm soát chặt chẽ.

推荐内容