TheệnvềTrịnhCăsoi keo granadao sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dòng họ của chúa Trịnh thời vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, tính từ chúa Trịnh Kiểm đến chúa Trịnh Bồng kéo dài đúng 242 năm, trải qua 11 đời. Họ Trịnh trong số 11 người ở ngôi chúa thì chúa Trịnh Tùng ở ngôi lâu nhất, từ năm 1570 đến năm 1623, tức 53 năm. Kế đến là chúa Trịnh Căn ở ngôi từ năm 1682 đến năm 1709, tức 27 năm. Trịnh Căn là chúa đời thứ 6. Ông là con trưởng của Tây Định vương Trịnh Tạc, khi chưa lên ngôi được phong tước Phú Quận công. Lúc nhỏ, ông từng phạm tội bị giam vào ngục, sau nhờ khéo vận động nên được tha. Trịnh Căn chính thức xuất hiện trên chiến trường kể từ trận Nghệ An, cuộc đụng độ thứ 5 giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn lúc mới 24 tuổi. Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vào thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của chúa Nguyễn, giữ hòa bình cho Bắc Hà và đưa miền Bắc Đại Việt vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa. Dưới thời Trịnh Căn, cuộc chiến nồi da nấu thịt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đã tạm dừng. Vì thế, chúa Trịnh Căn có điều kiện để củng cố bộ máy cai trị của mình từ trung ương đến cơ sở. Giúp việc cho Trịnh Căn thời đó có khá nhiều người học rộng tài cao và đỗ đạt, như: Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tông Quai, Đặng Đình Tường... Trịnh Căn mất năm 77 tuổi. Theo các sử gia đương thời thì Trịnh Căn là người: “Thưởng phạt rõ ràng, mối rường chỉnh đốn, sửa sang nhiều việc”. Cũng theo sử cũ còn lưu lại thì dưới thời Trịnh Căn, việc chọn quan lại để bổ nhiệm vào các chức quan bất kể từ trong triều đến các làng, xã được tuyển chọn khá chặt chẽ, nhưng Trịnh Căn đặc biệt coi trọng chức quan ở các phủ và huyện. Cụ thể là vào tháng 10 năm Đinh Hợi (1707), chúa Trịnh Căn đã ban lệnh thực hiện phép chọn quan phủ theo nguyên tắc tiến cử. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có đoạn chép rất kỹ về việc này như sau: Trịnh Căn nhận thấy các chức quan ở phủ và huyện đều là chỗ rất gần gũi với dân, vậy mà Bộ Lại khi cất nhắc hay thuyên bổ đi nơi khác chỉ dựa vào lệ riêng, khiến cho người tài năng và giàu kiến thức không có dịp tỏ rõ cho nước nhà thấy. Vì thế, Trịnh Căn cho rằng hai cơ là Thừa Chính Ti và Hiến Sát Ti (thường ngày đều có dịp để am hiểu (những người làm việc dưới quyền của mình) thì việc phân tích và nhận định hẳn nhiên có phần dễ dàng hơn. Bởi thế, Trịnh Căn đã hạ lệnh cho hai cơ quan này của các xứ phải chọn trong số các viên huyện lệnh (chức đứng đầu một huyện) dưới quyền mình để đề cử xem người nào có thể giữ chức chánh hoặc phó của một phủ (xưa, một phủ thường gồm nhiều huyện). Khi nào chọn xong, cả người đề cử lẫn người được tiến cử đều phải về kinh sư để xét rõ hư thực, sau sẽ theo đó mà thuyên chuyển hay cất nhắc lên chức cao hơn. Lời bàn: Cứ theo nội dung mệnh lệnh của chúa Trịnh Căn thì biết ông là người rất thận trọng trong việc chọn người để giao việc. Thế nhưng thận trọng tới mức Bộ Lại là cơ quan ở ngay bên cạnh phủ chúa mà chúa Trịnh còn không tin thì thật là thái quá. Đã vậy, Trịnh Căn còn cho rằng các quan ở thừa Chính Ti vì gần gũi nên hiểu các quan ở huyện lệnh hơn. Xem ra, chỉ riêng với điều này đã thể hiện rõ mâu thuẫn trong con người của Trịnh Căn. Và việc ấy chẳng khác gì chuyện một người đi bắt cá ở ngoài đồng về nói rằng trăng ngoài đồng tròn hơn trăng trong làng. Ấy vậy mà cũng có không ít người đổ xô ra xem. Thế mới hay rằng, việc chọn người để giao việc không phải là dễ. Từ thực tế cuộc sống cho thấy, những ai đó thích nghe lời nói ngọt, xu nịnh, bợ đỡ thì sẽ chẳng bao giờ có được những người nói thật ở dưới trướng. Ngược lại, người nào thích thẳng thắn, ngay thật và trung thực thì dưới trướng của họ chẳng có đất sống cho những kẻ nịnh bợ, ngu dốt. Và từ thượng cổ tới nay, những kẻ chỉ thích khom lưng, quỳ gối thường là những kẻ tài hèn, đức mỏng, nhưng lại thích khoe khoang và ham muốn quyền lực. Bởi lẽ, họ muốn có quyền lực để có được người bợ đỡ mình và giống như mình. N.N |