您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Chán cảnh gia đình tranh đất, vợ chồng già vào viện dưỡng lão sống 正文

【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Chán cảnh gia đình tranh đất, vợ chồng già vào viện dưỡng lão sống

时间:2025-01-24 22:24:54 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Cặp vợ chồng không hôn thúDáng người nhỏ thó, gày gò kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ

Cặp vợ chồng không hôn thú

Dáng người nhỏ thó,áncảnhgiađìnhtranhđấtvợchồnggiàvàoviệndưỡnglãosốkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ gày gò cùng làn da nhăn nheo như chạm khắc thêm nếp gấp tuổi già trên gương mặt ông Nguyễn Văn Thức (76 tuổi, quê Hàng Bún, Hà Nội). Khi đất nước có chiến tranh, ông Thức lên đường nhập ngũ. Hòa bình lập lại, ông mất hết các giấy tờ tùy thân và không tìm thấy gia đình của mình. Từ đó, ông vào sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ (xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng). Ngồi ở giường đối diện, nhìn ông Thức với cặp mắt trìu mến là bà Nguyễn Thị Câm (tên thường gọi là Quạ). Bà vừa câm vừa què quặt, được đưa vào sống tại đây trong một lần đi lang thang. Bà không nhớ mình bao nhiêu tuổi, cũng chẳng nhớ nổi quê quán mình ở đâu, niềm quan tâm duy nhất của bà hiện nay dường như chỉ có ông Thức.

Cặp vợ chồng ông Thức, bà Quạ rất “nổi tiếng” ở trung tâm này bởi họ đã sống với nhau được hơn 20 năm ròng mà chưa lần nào xảy ra cãi vã hay to tiếng. Xét trên khía cạnh pháp luật, họ không phải vợ chồng bởi chưa hề đăng ký kết hôn nhưng xét về đời sống tình cảm thì cuộc sống của họ chắn chắn sẽ khiến nhiều cặp vợ chồng thực thụ khác thèm khát và ghen tỵ.

Lúc mới về ở chung, bà Quạ câm nên hơi khó khăn trong việc giao tiếp. Ở với nhau được một tháng thì bà Quạ muốn nói gì, chỉ bằng ánh nhìn cùng vài ba cái khua tay là ông Thức đã hiểu hết. Hằng ngày, bà Quạ lo cơm nước cho chồng còn ông thì siêng năng nhặt củi cho bà chất bếp. Những bận trái gió trở trời ốm đau, hai ông bà coi nhau như điểm tựa. Một tháng trước, ông Thức ốm. Mặc dù què quặt nhưng ngày nào bà cũng bận rộn băm thịt, nấu cháo cho ông ăn. Suốt thời gian ông ốm, bà thường phải thức khuya dậy sớm để chăm ông. Hễ ông ăn uống không ngon miệng, ăn ít hay mất ngủ là bà lại sụt sùi ra kể lể với cán bộ quản lý.

Ông Thức, bà Quạ bằng tình yêu của mình đã có được hạnh phúc khi về già

Năm năm trước, nhờ truyền thông đại chúng, con cái thất lạc của ông Thức tìm được cha. Chúng nằng nặc đòi đưa bố về sống cùng. Bà Quạ biết tin vừa mừng vừa tủi. Suốt 3 năm vắng ông, bà Quạ như người mất hồn. Mỗi lần nhớ ông, không kiềm chế được cảm xúc, bà lại đem đồ đạc ra đập phá rồi khóc nấc lên khiến cán bộ trung tâm ai cũng xót lòng. Ông Thức cũng vậy, sống cùng con cháu nhưng chẳng thể quên được người bạn già từng nương tựa vào nhau nên ông lại rời xa gia đình quay lại trung tâm sống với bà Quạ.

Ông Thức tâm sự: “Thịt lợn mỡ tôi sợ không dám ăn, rau nhiều thì cũng khó ăn. Bà ấy biết thế nên nấu nướng cũng kén đồ ăn. Thú thực là bà ấy nấu ăn không khéo đâu, bữa thì hơi nhạt, bữa lại nêm nếm quá tay nhưng tôi vẫn khen ngon. Chủ yếu là tấm lòng của bà ấy với tôi, món mặn rồi cũng thành ngọt hết”.

Tết năm nào con cháu ông Thức cũng đón ông về chơi, vì bà Quạ què quặt chẳng thể ngồi xe máy, bà cũng sợ về đấy lại làm phiền, làm khổ con cháu ông Thức nên ngậm ngùi ăn Tết ở trung tâm đợi ngày ông lên. Vắng ông một tuần song nỗi nhớ thương khiến bà cứ bất chợt lại giọt ngắn giọt dài, thỉnh thoảng lại thẫn thờ một mình khiến cán bộ phải xuống tận phòng động viên, an ủi.

Bến đỗ tuổi già

Chuyện của vợ chồng ông Dương Văn Tý (73 tuổi) và bà Nguyễn Thị Luyến (58 tuổi) cũng là một cổ tích tình yêu khiến nhiều người ngưỡng mộ. Hai ông bà đều quê ở Hưng Hà, Thái Bình. Trước cả hai từng là vợ chồng. Làm đám cưới xong, ông Tý về nhà vợ ở rể. Vì gia đình vợ phức tạp, thành viên ghen ghét đố kỵ nhau, đỉnh điểm là mâu thuẫn chuyện phân chia đất đai khiến ông không chịu đựng nổi liền lặng lẽ bỏ đi. Bà Luyến mải miết đi tìm và cuối cùng cũng tìm được người chồng từng đầu ấp tay gối. Để tránh những vướng mắc từ phía gia đình, hai ông bà đưa nhau vào trung tâm sống. Bà Luyến bảo: “Mặc dù vợ chồng rau cháo nuôi nhau nhưng ở đây thoải mái hơn ở nhà. Cuộc sống khá ổn định nên chúng tôi thấy vui ngay cả với những điều nhỏ nhặt”.

Ông Tý bà Luyến tìm được hạnh phúc đích thực khi sống tại trung tâm

Bà Luyến dù kém chồng gần 20 tuổi nhưng mắt bà lại mờ hơn cả chồng. Bà cũng từng phải đi mổ u nang buồng trứng nên sức khỏe kém. Mọi công việc đều do chồng bà đảm nhiệm. Hàng ngày, ông Tý đi làm việc trên đồi chè, hết giờ lại về nấu nướng, chăm sóc vợ. Ông kể: “Có lần cô hàng xóm nhờ tôi sửa giúp cái bóng đèn. Chuyện có vậy mà bà ấy ghen khiến tôi khốn khổ. Cũng may là chẳng giận dỗi nhau được lâu”.

Sống với nhau mấy chục năm trời, cả hai vẫn chưa có một mụn con song ông Tý chưa bao giờ phàn nàn hay chê trách một câu khiến vợ phiền lòng. Những lúc ốm đau, vẫn chỉ có hai “thân già” nương tựa, đỡ nhau húp bát cháo nóng hổi để xoa dịu sự mỏi mệt tuổi già.

Làm việc tại đây 14 năm, chị Nguyễn Thị Tám (quê Phù Ninh, Phú Thọ) đã quá quen thuộc với cảnh tượng các cụ đầu tóc bạc phơ bón cho nhau từng thìa cháo. Chị bảo rằng rất nhiều người già khi đến với trung tâm đều mất hết giấy tờ hoặc thất lạc gia đình. Họ đến đây sinh sống, tìm được một nửa cho riêng mình khi tuổi đã xế chiều là một điều rất may mắn. “Nhìn cảnh những cụ ông cụ bà chăm sóc nhau lúc ốm đau mới thấy đúng là “con chăm cha chẳng bằng bà chăm ông. Các cụ hạnh phúc, chúng tôi cũng vui, giúp được gì cho các cụ là chúng tôi giúp hết mình”, chị vui vẻ chia sẻ.

Ông Lương Quốc Vượng (Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ) cho biết lúc đầu mới đến trung tâm, hầu hết các cụ không hề biết nhau. Qua quá trình thường xuyên tiếp xúc giao lưu thì một số người thấy thấu hiểu, yêu quý và muốn được sống cùng với nhau. Trung tâm cũng tạo điều kiện cho những mong muốn chính đáng đó. Đối với các cụ còn khỏe, cơ quan cũng giao nhiệm vụ phù hợp để các cụ luôn cảm thấy rằng mình rất có ích. Ông Vượng tâm sự: “Có rất nhiều cặp sống với nhau mấy chục năm mà không một lần cãi vã. Các cụ hòa hợp để không phải sống cảnh đơn thân là một điều đáng mừng.” Ông Vượng cũng cho biết với những cặp vợ chồng còn khỏe mạnh và có thể tăng gia được thì trung tâm sẽ phân đất ruộng để họ tự làm ăn nuôi nấng nhau, trở thành những gia đình tự lập. 

Thanh Thu