【kết quả bóng đá nữ pháp hôm nay】Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn cần nhiệt điện than
Có thể nói việc Chính phủ chủ trương tạm dừng xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong thời gian trước mắt là hợp lý. Nhưng để thay thế điện hạt nhân bằng nguồn điện nào? Việc đầu tư xây dựng khoảng 4.000 MW nhiệt điện than thay cho điện hạt nhân, về tài chính thì không có vấn đề gì lớn, chúng ta có thể đáp ứng được. Nhưng kèm theo vấn đề cả thế giới quan tâm, đó là về môi trường. Để xử lý về môi trường của các nhà máy nhiệt điện than, thì có nhiều cách, nhưng tựu trung lại thì cách nào cũng phải tăng vốn đầu tư. Quan trọng là đầu tư cho xử lý môi trường ở trình độ công nghệ nào? Công nghệ xử lý càng cao thì suất đầu tư càng cao. Có khi từ vài phần trăm đến hàng chục phần trăm so với tổng vốn đầu tư. Chúng ta cần lưu ý rằng, điều kiện xây dựng nhiệt điện than cũng cần phải tính toán hợp lý. Cần xem xét địa điểm nào thì có thể xây dựng nhà máy nhiệt điện than? Đó là những vị trí có nguồn nước, thuận tiện cho việc vận chuyển nhiên liệu đầu vào. Hiện tại, ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện than xây dựng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều tận dụng được khả năng nguồn nước, cảng biển, nên vấn đề xây dựng nhà máy nhiệt điện than không phải bàn nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta phải tính toán về hệ thống tuyền tải điện từ nhà máy đến các phụ tải phải gần nhất, hiệu quả nhất.
Theo dự báo, trong những năm sau 2020, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an ninh nguồn điện, do chúng ta thiếu hụt nguồn điện hạt nhân, tiềm năng thủy điện hiện đã khai thác gần như tối đa, nguồn điện gió, điện mặt trời tiến triển chậm, nhưng dù phát triển ở quy mô lớn thì năng lượng tái tạo cũng không thể chạy nền thay thế, phụ thuộc vào thiên nhiên, vận hành phức tạp…
Hiện thế giới rất quan tâm đến năng lượng tái tạo và được kỳ vọng năng lượng tái tạo sẽ thay thế các nguồn điện hiện có như: điện hạt nhân, nhiệt điện than… Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, xây dựng nguồn điện tái tạo không phải dễ dàng. Ngoài việc suất đầu tư cao hơn nhiều so với nhiệt điện than, năng lượng tái tạo như: gió, mặt trời… không phải lúc nào, nơi nào cũng có đủ điều kiện để xây dựng nhà máy được. Hơn nữa, nó phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và công tác quản lý, vận hành cũng phức tạp, do đó nó không thể cung cấp điện ổn định cho hệ thống.
Ví dụ, phát triển 1.000MW điện gió, mặt trời, khi những nhà máy này không đủ yếu tố gió, mặt trời để vận hành, thì lấy nguồn đâu để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia. Vấn đề thừa - thiếu gió, thiếu ánh sáng mặt trời chắc chắn sẽ xảy ra trong điều kiện thời tiết khí hậu đã và đang có vấn đề như hiện nay.
Còn thủy điện thì chúng ta đã khai thác gần như cạn kiệt, chỉ còn một số ít thủy điện nhỏ, rất nhỏ (cỡ vài MW). Nó cũng không thể đảm bảo điện khi thủy điện chỉ giữ tỉ lệ khiêm tốn trong tổng cơ cấu nguồn điện quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt điện than, với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường đã được giải quyết gần như triệt để. Tuy nhiên, kèm theo công nghệ cao là suất đầu tư cao, giải pháp này đương nhiên sẽ tác động lên giá điện.
Ngày nay, công nghệ xử lý môi trường nhiệt điện than đã đạt đến trình độ rất cao. Trong tương lai, công nghệ xử lý môi trường của nhiệt điện than chắc chắn sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Than được xử lý ngay từ khi mới nhập vào kho của nhà máy. Bụi than, lưu huỳnh… được xử lý trước khi lên băng chuyền vào lò đốt. Các hệ thống lọc bụi, lọc khí đều đạt ở trình công nghệ rất cao (gần 100%). Loại lò thông số siêu tới hạn, lò tầng sôi kéo dài thời gian đốt, đốt kiệt than, tro xỉ cũng có rất nhiều công nghệ cao, không gây tác hại tới môi trường. Hiện tại, có thể nói khi đến thăm các nhà máy nhiệt điện than, sẽ thấy những nhà máy rất đảm bảo về môi trường, những nhà máy xanh - sạch - đẹp đang hiện hữu trên đất nước chúng ta. Đến đó, chúng ta không có cảm giác là nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường. Ai đã đến Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Duyên Hải, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt Điện Vĩnh Tân… sẽ thấy rõ điều này.
Chính vì vậy, việc phát triển nhiệt điện than vẫn rất cần trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nhiệt điện than phát triển, chúng ta cần quan tâm đến việc xử lý môi trường tốt hơn nữa. Mặc dù, đầu tư cho môi trường trong xây dựng, vận hành nhiệt điện than là cao, là tốn kém, có thể ảnh hưởng đến giá điện. Nhưng nhiệt điện than chủ động được trong việc đảm bảo nguồn cho hệ thống. Do đó chúng ta nên chấp nhận việc phát triển nhiệt điện than trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần.
Vươn tới vùng cao |
Không riêng ở Việt Nam, trên thế giới, nhiệt điện than vẫn chiếm xấp xỉ một nửa tổng nguồn (40% - 50%). Có một số nước tỉ lệ này còn cao hơn 50%. Nhiều nước phát triển nhiệt điện than, được xem như là nguồn điện cơ bản của họ. Đối với Việt Nam, nhiệt điện than hiện đang chiếm khoảng 40%, trong thời gian tới, có thể sẽ tăng lên. Theo Quy hoạch điện VII thì nhiệt điện than sẽ tăng trên 50%. Đặc biệt, điện hạt nhân không phát triển thì tỉ lệ nhiệt điện than có thể sẽ cao hơn nữa.
Về môi trường, trên thế giới, sự ảnh hưởng của nhiệt điện than vẫn là bài toán nan giải, nhất là Trung Quốc. Nước này sử dụng nhiều than nhất thế giới, ngoài việc dùng than cho các nhà máy điện, họ còn dùng than vào các việc khác như: nấu nướng, sưởi ấm bằng những lò đốt thủ công… Ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, cũng một phần do các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu.
Ngay ở châu Âu, cũng chỉ một số nước có nguồn thủy điện lớn, hay là nước Pháp họ có nguồn điện hạt nhân dồi dào (80% điện hạt nhân), thì nhiệt điện than của họ chiếm tỉ lệ thấp, còn đa số các nước, tỉ lệ nhiệt điện than vẫn cao trong cơ cấu nguồn.
Đối với các nước khu vực châu Á, theo xu thế, điện than cũng sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nước và tăng nhiều hay ít. Trừ một số nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc… họ sẽ thay thế các dạng nguồn năng lượng khác bằng điện hạt nhân. Những nước còn lại, ít có điều kiện phát triển điện hạt nhân. Chính vì vậy, tại khu vực châu Á, các nước này vẫn phải phát triển nhiệt điện than.
Dự tính, lượng than trên thế giới sẽ được khai thác, còn dùng được khoảng vài trăm năm. Điều này nói lên rằng, người ta vẫn cần và phải dùng đến than. Song, dùng như thế nào, với công nghệ gì thì các nhà khoa học vẫn đang hướng tới để việc sử dụng than không còn lo ô nhiễm môi trường, trong đó có nhiệt điện than.
下一篇:Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
相关文章:
- Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- Soi kèo phạt góc Norrkoping vs Goteborg, 0h00 ngày 8/8
- Soi kèo phạt góc Rakow Czestochowa vs FC Copenhagen, 02h00 ngày 23/8
- Soi kèo phạt góc nữ Anh vs nữ Colombia, 17h30 ngày 12/8
- Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Soi kèo phạt góc Almeria vs Rayo Vallecano, 0h30 ngày 12/8
- Soi kèo phạt góc nữ Morocco vs nữ Colombia, 17h ngày 3/8
- Soi kèo phạt góc Mjallby vs Malmo, 0h00 ngày 15/8
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Soi kèo phạt góc Nottingham vs Sheffield United, 01h45 ngày 19/8
相关推荐:
- Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- Soi kèo phạt góc Varbergs BoIS vs Mjallby, 0h00 ngày 8/8
- Soi kèo góc Tottenham vs MU, 23h30 ngày 19/8
- Soi kèo phạt góc U23 Việt Nam vs U23 Indonesia, 20h00 ngày 26/8
- Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Real Madrid, 2h30 ngày 26/8
- Soi kèo phạt góc Phần Lan vs Đan Mạch, 23h00 ngày 10/9
- Soi kèo phạt góc Man City vs Newcastle, 02h00 ngày 20/8
- Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- Soi kèo phạt góc Lahti vs VPS Vaasa, 22h30 ngày 18/8
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước