Lãi suất cho vay giảm là cơ hội tốt cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Ảnh: St) TheĐồngloạthạlãisuấlich bong yo ông Nguyễn Văn Lê- Tổng giám đốc Ngân hàng SHB, đây là định hướng đúng đắn trong thời điểm hiện nay. Việc giảm lãi suất cho vay bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. "Tuy nhiên, lãi suất huy động cũng cần phải thực hiện với sự đồng thuận của các NHTM, nghiêm túc chấp hành mức 14% theo chỉ đạo của NHNN. Chỉ khi lãi suất đầu vào giảm thì lãi suất cho vay mới giảm"- ông Lê khẳng định. SHB đã đưa ra chương trình cho vay doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh với mức lãi suất là 17-18%, áp dụng từ ngày 5-9. SHB còn dành 3.800 tỷ đồng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất cho vay 17%/năm. Chương trình này áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn được giải ngân từ đầu tháng 9-2011, với lãi suất 17%/năm đến 18%/năm và với kỳ hạn cho vay tối đa là 6 tháng. Hiện nhiều NHTM đã giảm lãi suất thông qua các chương trình ưu đãi tín dụng và tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông lâm thủy sản... Tổng Giám đốc Ngân hàng VPBank Nguyễn Hưng cho biết VPBank đã thực hiện các chương trình cho vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi (17-19%/năm) cho một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, thủy sản, hải sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục... với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng. Theo ông Hưng, VPBank là một trong số 12 ngân hàng đã được Thống đốc triệu tập từ cuối tháng 8 và cam kết cùng với các NHTM khác thực hiện đúng chủ trương này giúp ngành ngân hàng duy trì và lấy lại hình ảnh tốt đẹp trong con mắt người dân và Chính phủ. Ông Hưng nhận định: Hiện nay, các ngân hàng đang duy trì một mức lãi suất quá cao so với thực tế. Lãi suất cho vay có thể giảm nếu duy trì được mức trần lãi suất huy động 14%/năm và loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh. Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội kinh doanh cuối năm 2011, Techcombank đã triển khai chương trình “Tài trợ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lãi suất ưu đãi” đến hết 31-12-2011. Techcombank hướng vào các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn, các hoạt động xuất khẩu nhằm góp phần giảm áp lực nhập siêu, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chủ lực quốc gia như nông, lâm, thủy sản vượt qua khó khăn và nắm bắt các cơ hội để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được cấp vốn với mục đích thực hiện các hoạt động mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ xuất khẩu trực tiếp. Nguồn vốn cấp theo chương trình này được áp dụng lãi suất chỉ từ 19,5%/năm với cơ chế linh hoạt để doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lãi phù hợp với đặc thù kinh doanh ngành và nhu cầu vay vốn theo từng thời điểm, đảm bảo tối ưu hóa lợi ích từ nguồn vốn vay ngân hàng. Trong ngày 6-9, Maritime Bank đã chính thức hạ mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất. Mức lãi suất tiền đồng cho vay ngắn hạn Maritime Bank áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất tối thiểu là 17,5%/năm, tối đa là 19%/năm. Lãi suất đối với các khoản vay trung- dài hạn là 18,5%/năm và 20%/năm, lãi suất chiết khấu USD cũng giảm xuống còn 7,0%/năm. Tổng giám đốc Maritime Bank Nguyễn Hoàng Linh cho hay: Giảm lãi suất cho vay cũng tạo rất nhiều áp lực đối với khối ngân hàng, tuy nhiên, các biện pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra mặt bằng lãi suất ổn định. Ngay sau khi ban hành quyết định giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Maritime Bank đã áp dụng chính sách này với khoản vay của Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại Quyết Thắng (chuyên chế tạo các thiết bị inox) và Công ty TNHH Đại Thanh (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện). Từ ngày 8-9, toàn bộ hệ thống Maritime Bank sẽ huy động VND với lãi suất tối đa 14%/năm và huy động ngoại tệ (USD) từ dân cư là 2%/năm, từ các tổ chức kinh tế là 1%/năm./. Thu Hằng |