Liên tiếp là tâm điểm của 2 đợt dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020,ềnTrungnỗlựclấylạiđàtăngtrưởkết quả cúp phần lan lần đầu tiên trong lịch sử, TP. Đà Nẵng tăng trưởng âm hơn 9,7%. GRDP sụt giảm đã kéo lùi quy mô kinh tếcủa Đà Nẵng trở về 3 năm trước, nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Không riêng Đà Nẵng, đại dịch cũng khiến các tỉnh miền Trung vốn có thế mạnh về du lịch phải lao đao. Tỉnh Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 9,8%, đứng cuối bảng xếp hạng GRDP của Việt Nam trong năm 2020. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, Covid-19 kéo dài và thiên tai bão lũ đã tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh; 9/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2020 không đạt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.
Tương tự, tại Quảng Nam, hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, vận tải… đều bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bão lũ liên tục trong những tháng cuối năm cũng khiến Quảng Nam thiệt hại ước tính 10.500 tỷ đồng.
Trong cơ cấu ngành kinh tế của Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, du lịch - dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, nên việc các địa phương này chịu tác động mạnh nhất từ đại dịch Covid-19 là điều dễ hiểu. Đặc biệt, “phép thử” Covid-19 đã làm lộ rõ hơn những hạn chế trong cơ cấu kinh tế, giúp các địa phương nhận diện được những hạn chế, yếu kém.
Nhận định về triển vọng hồi phục của Đà Nẵng sau Covid-19, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) bày tỏ: “Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng, Đà Nẵng sẽ phục hồi mạnh mẽ trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát, bởi thành phố này có đầy đủ tiềm năng và lợi thế lớn”.
Trên thực tế, dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhưng Đà Nẵng vẫn là địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong thu hút dòng vốn FĐI. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 73 dự ánFDI cấp mới với tổng vốn đăng ký 127,9 triệu USD; 15 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 75,3 triệu USD. Các dự án đều có quy mô lớn. Điều đó cho thấy, Đà Nẵng vẫn là điểm hẹn của các nhà đầu tưtrong nước và quốc tế.
Năm 2021, Đà Nẵng quyết định chọn chủ đề “Năm khôi phục tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế”, với mục tiêu tăng trưởng GRDP 6%. Để làm được điều đó, lãnh đạo Đà Nẵng cho biết, sẽ cơ cấu lại nền kinh tế, hướng đến phát triển đồng bộ 5 lĩnh vực mũi nhọn, bao gồm: du lịch, dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sảnnghỉ dưỡng; dịch vụ logistics và trung chuyển quốc tế; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệpsáng tạo; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với phát triển nền kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh; và phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Cơ cấu lại nền kinh tế, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Khánh Hòa để khôi phục lại đà tăng trưởng.
Ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2021, UBND tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” đó là, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế. Tỉnh Khánh Hòa đã đề ra 15 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó, sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; mở rộng không gian phát triển, tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, Khánh Hòa sẽ phát triển các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng phát triển dịch vụ logistics; phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường; thu hút các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp có lợi thế của tỉnh như năng lượng, chế biến, chế tạo…
Nhận diện những hạn chế, đưa ra những giải pháp đúng đắn để khởi động lại kinh tế sau đại dịch Covid-19, các địa phương khu vực miền Trung đang hướng đến sự phát triển bền vững, để có thể tránh được những cú sốc tương tự trong tương lai.