游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:02:32
Tham gia hội thảo có đại diện các quan chức chính phủ các nền kinh tế thành viên APEC,ăngcườngvaitròcủadoanhnghiệpnữtrongnềnkinhtếkawasaki đấu với kashiwa chuyên gia trong các lĩnh vực thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, tài chính, đại diện các hiệp hội liên quan và các doanh nghiệp nữ từ các nền kinh tế thành viên APEC.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm giữa các nền kinh tế thành viên APEC nhằm tăng cường vai trò của doanh nghiệp nữ trong nền kinh tế nói chung, tiếp cận với thị trường toàn cầu và khu vực nói riêng thông qua thương mại điện tử; chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của thương mại điện tử đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và đưa ra các khuyến nghị với APEC nhằm tăng cường vai trò của doanh nghiệp nữ trong nền kinh tế khu vực.
Hiện nay, có khoảng 600 triệu phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và các SMEs do phụ nữ làm chủ có đóng góp đáng kể vào việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập, giúp xóa đói, giảm nghèo. Mặc dù việc tăng cường trao quyền cho phụ nữ trong nền kinh tế đang được đẩy mạnh, nhưng các doanh nghiệp SMEs do nữ làm lãnh đạo vẫn thường khó tiếp cận các cơ hội kinh doanh do thiếu kiến thức, kinh nghiệm, tài chính, thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh, nguồn nhân lực, kỹ năng, năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn…
Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, hiện nay phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Theo đó, thương mại điện tử được coi là công cụ hiệu quả để giúp các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) trước những khó khăn và thách thức khi vận hành doanh nghiệp.
Theo ông Thái, chính sách của APEC là nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong phát triển công nghệ số và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Với tinh thần đó, hội thảo được diễn ra để chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất về thương mại điện tử bao gồm các kiến thức, kĩ năng, cơ hội kinh doanh, nguồn nhân lực và đưa ra khuyến nghị để giúp các doanh nghiệp có những định hướng cụ thể, đúng đắn giúp họ tiếp cập thị trường, cạnh tranh với các đối thủ thông qua thương mại điện tử.
Trước những khó khăn đối với việc phụ nữ còn thiếu những kiến thức, kĩ năng kinh doanh và mở rộng quan hệ do hạn chế về thông tin và khả năng kết nối bởi các đặc điểm giới, thành viên APEC đã cam kết về sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sử dụng rộng rãi thương mại điện tử để thu hẹp khoảng cách cũng như khẳng định về sự bình đẳng giới; bên cạnh đó, triển khai các chính sách trợ giúp, giải quyết các vấn đề tài chính, khoản vay và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp MSMEs do phụ nữ lãnh đạo tiếp cận thị trường để tồn tại và phát triển.
Thương mại điện tử được coi là một trong các công cụ hiệu quả để thu hẹp khoảng cách và đối phó với các thách thức của nền kinh tế, cho phép doanh nghiệp SMEs do phụ nữ làm chủ có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Được biết, doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm 38% doanh nghiệp SMEs của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó 65% thuộc về dịch vụ, thương mại điện tử. Có đến 90% các doanh nghiệp do nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa.
Trong khi đó, khách hàng mua bán online khu vực ASEAN là 158 triệu khách, chiếm 29% tổng dân số, con số không ngừng tăng và tiềm năng tiếp cận mở rộng thị trường online của doanh nghiệp SMEs do nữ làm chủ là rất lớn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接