【kqbd cúp ý】Đồng hương Long An tại TP.HCM góp sức xây dựng quê hương
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:33:40 评论数:
Niềm vui sau 2 năm xa cách
Đúng 9 giờ,ĐồnghươngLongAntạiTPHCMgópsứcxâydựngquêhươkqbd cúp ý ngày 11/02/2023, các đại biểu có mặt đông đủ tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 5, TP.HCM, dự Họp mặt Đồng hương Long An mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải; Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đến dự.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải (đứng giữa) và Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út (thứ 3, từ phải qua) trao hoa, bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích vận động, đóng góp kinh phí thực hiện công tác xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2022
Rời huyện Đức Hòa đến nay 58 năm nhưng trong tim bà Nguyễn Ngọc Hạnh (SN 1950, ngụ quận 10, TP.HCM) luôn hướng về quê nhà. “Hàng năm, anh em tôi đều về dự họp mặt. 2 năm qua, do dịch bệnh không có cơ hội gặp nhau nên cuộc họp mặt lần này chúng tôi rất xúc động. Ở đây, chúng tôi gặp lại những người bạn cũ, thăm hỏi cuộc sống lẫn nhau. Tôi rất vui khi thấy mọi người đều khỏe mạnh” - bà Ngọc Hạnh chia sẻ.
Đây là lần thứ 3, em Vũ Huỳnh Anh Thi (sinh viên năm 2 ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Broward tại Việt Nam, ngụ quận 4, TP.HCM) dự họp mặt đồng hương cùng mẹ và bà ngoại. Anh Thi bày tỏ: “Đến đây, em cảm nhận được sự ấm áp, thân tình của các cô, chú, anh, chị đồng hương, nhất là sau 2 năm dịch bệnh. Cuộc họp mặt năm nay có nhiều hoạt động mới so với những năm trước như gian hàng hội chợ, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật cũng phong phú, sôi nổi hơn. Thông qua những cuộc họp mặt đồng hương, em thấy tỉnh ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tựu nổi bật”.
Được biết, quê mẹ của Anh Thi ở xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa. Hàng năm, gia đình em đều về thăm quê vào dịp lễ, tết hoặc giỗ. “Em nhận thấy quê hương thật sự phát triển, đường sá được mở rộng, nhiều công trình phúc lợi, trường học được xây dựng, nâng cấp,... Thời gian tới, em mong quê hương phát triển hơn nữa về du lịch sinh thái, có nhiều homestay để thu hút, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Long An đến du khách trong và ngoài nước” - Anh Thi chia sẻ thêm.
Bà Nguyễn Thị Vân (quận 8, TP.HCM) cùng những đồng đội xem lại bức ảnh cũ
Là thương binh hạng 3/4, bước sang tuổi 81, đi lại khó khăn nhưng bà Nguyễn Thị Vân (quận 8, TP.HCM) vẫn tranh thủ về họp mặt thật sớm. Đôi mắt ngấn lệ, bà Vân nghẹn ngào: “Quê tôi ở xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ. Trước đây, khi tham gia cách mạng, tôi được điều về nội thành, cánh liên quận 7, 8 hỗ trợ. Từ đó, gia đình tôi thoát ly về TP.HCM sinh sống đã 67 năm. Tôi nghe thông tin trên đài rồi tham gia họp mặt hôm nay. Đến đây, tôi mong tìm lại những đồng đội cũ cùng hoạt động bí mật”.
Trong cuộc họp mặt, không khó để bắt gặp hình ảnh bàn tay các cô, chú nắm chặt nhau, vai kề vai, cùng nhau xem lại những bức ảnh cũ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có tiếng thở dài, khóe mắt cay cay vì thương cho những người bạn già vì sức khỏe không đến được hay những người mãi mãi ra đi.
Nặng nghĩa tình
Dù khá bận rộn, vất vả với công việc mưu sinh nhưng những người con Long An tại TP.HCM vẫn luôn hướng về quê hương, cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn. Thời gian qua, Ban Liên lạc Đồng hương Long An tại TP.HCM thực hiện tốt vai trò “cầu nối” giữa tỉnh với những người con xa quê bằng nhiều hoạt động hướng về quê nhà. Ban Liên lạc đã vận động hội viên, các doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ hàng tỉ đồng xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho gia đình chính sách, hộ nghèo và nạn nhân chất độc da cam; xây cầu giao thông; tặng hàng ngàn phần quà, học bổng cho hộ nghèo, học sinh hiếu học ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, đồng hành trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ban Liên lạc Đồng hương Long An tại TP.HCM hỗ trợ đưa người dân về quê tránh dịch; vận động mạnh thường quân hỗ trợ vật chất, tinh thần cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong công việc;...
Hội Đồng hương Long An vận động mạnh thường quân xây dựng cầu giao thông nông thôn tại huyện Vĩnh Hưng
Với tấm lòng vì quê hương ruột thịt, hàng năm, bà Nguyễn Thị Thúy (quê huyện Cần Giuộc, sinh sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ, xây dựng nhiều cầu giao thông nông thôn giúp người dân vùng sâu huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa đi lại dễ dàng hơn. Ngoài ra, bà Thúy còn vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm tặng nhiều phần quà tết cho gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giuộc.
“Người dân quê mình còn nghèo, dù đi đâu, làm gì, tôi đều hướng về quê hương, mong muốn chia sẻ để mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn” - bà Thúy thổ lộ.
Còn đối với ông Nguyễn Ngọc Liễu (86 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), huyện Mộc Hóa là quê hương thứ 2 của ông. Bởi đó là nơi ông trưởng thành. Đó cũng là nơi cha của ông và những đồng đội ngã xuống trong kháng chiến chống Pháp,...
Hướng về quê hương, ông cùng những đồng đội năm xưa đóng góp hàng tỉ đồng để nâng nền, xây dựng khu ký túc xá cho giáo viên, sửa chữa Trường Tiểu học Nguyễn Văn Dinh (huyện Mộc Hóa). “Tuy sức yếu nhưng mỗi năm, tôi đều sắp xếp về thăm quê 2 lần, thăm lại mái trường xưa. Đến nay, đã 3-4 thế hệ giáo viên nhưng chúng tôi vẫn luôn gắn kết như một cách hướng về cội nguồn” - ông Ngọc Liễu bộc bạch.
Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh được trưng bày, giới thiệu tại buổi họp mặt
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa cho biết, mặc dù đang sinh sống, công tác và kinh doanh ở xa quê nhưng các thế hệ người Long An vẫn luôn hướng về quê hương, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh nhà, luôn quan tâm, dõi theo và có những tham vấn kịp thời cho lãnh đạo tỉnh trong chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH. Sự thành công, thành danh của những người con Long An ở TP.HCM cũng như nhiều nơi khác luôn là niềm tự hào, chỗ dựa tinh thần, tài sản quý giá và là nguồn sức mạnh to lớn của tỉnh.
Những đóng góp trong hoạt động đầu tư, quan tâm chia sẻ cũng như hỗ trợ về vật chất, tinh thần của những người con quê hương Long An tại TP.HCM chính là nguồn động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tự tin vững bước trên chặng đường phía trước.
Cuộc hội ngộ đồng hương Long An không chỉ dành cho những người lớn tuổi mà còn có những người trẻ đang học tập và làm việc tại TP.HCM. Đây chính là hình thức giáo dục con, cháu nhớ đến quê hương, nhớ về cội nguồn để tích cực học tập, rèn luyện, trở thành người có ích./.
Năm nay, chúng tôi lại có cơ hội ngồi với nhau, cùng chia sẻ những chuyện buồn, vui trong thời gian qua. Đây cũng là dịp để chúng tôi ôn lại truyền thống quý báu của quê hương Long An, chia sẻ những dự án, kế hoạch trong năm mới,... Tôi rất vui mừng và phấn khởi khi mọi người đến dự đông đủ”. Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Văn Thọ - Trưởng ban Liên lạc Đồng hương Long An tại TP.HCM Quê tôi ở xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, đến TP.HCM sinh sống năm 1981. Đây là lần đầu tiên tôi dự họp mặt của Hội Đồng hương Long An tại TP.HCM. Tôi thấy khâu tổ chức họp mặt khoa học, chặt chẽ, quảng bá rộng rãi nên tập hợp được nhiều người cùng quê, mọi người đều vui tươi, phấn khởi. Các gian hàng tại họp mặt trưng bày nhiều sản phẩm của Long An, cho thấy tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất, kinh doanh”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Gấm (SN 1960) - giảng viên cao cấp tại Học viện Chính trị Khu vực II, TP.HCM |
Trà Long