Cúp C1

【ket qua nagoya】Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C2 2025-01-10 23:00:59 我要评论(0)

Kỳ vọng thị trường vốn sẽ tốt hơn từ giữa năm 2023Triển vọng tăng trưởng năm 2023 dự báo kém khả qua ket qua nagoya

Kỳ vọng thị trường vốn sẽ tốt hơn từ giữa năm 2023
Triển vọng tăng trưởng năm 2023 dự báo kém khả quan
Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ
Xuất siêu lớn trong bối cảnh hiện nay chưa hẳn là tín hiệu vui. Ảnh: Đăng Nguyên

2 kịch bản cho 3 quý còn lại

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội quý 1, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế quý 1 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn như lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn.

Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 nhưng cùng thống nhất về dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2022 từ 0,5 đến 1,2%. Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đã đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023. Trong đó, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7%, thấp hơn 1,3% so với dự báo trong tháng 6/2022. UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2% so với dự báo trong tháng 6/2022. Trong bối cảnh khó khăn đó, GDP quý 1/2023 theo ước tính của Tổng cục Thống kê chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp thứ 2 (chỉ cao hơn quý 1/2020, là quý đầu tiên chịu tác động phong tỏa bởi Covid-19-PV) trong giai đoạn 2011-2023.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu: Đầu tư công vẫn là động lực quan trọng

Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Tăng trưởng trong quý 2/2023 có thể đi lên với điều kiện chúng ta phải tạo ra các động lực cho tăng trưởng kinh tế. Một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế rõ ràng nhất là đầu tư công. Tất cả những chương trình đầu tư công cần được triển khai một cách đồng loạt, mạnh mẽ để tạo ra động lực cho nền kinh tế.

Điều tiếp theo cần làm là tăng sức tiêu thụ trong nền kinh tế. Vấn đề này quay lại việc làm sao giảm lãi suất để cho vay tiêu dùng thuận lợi hơn. Cùng với đó, sản xuất kinh doanh phải được đẩy mạnh để người lao động có tiền vì khi người lao động có tiền, mức tiêu thụ nội địa sẽ tăng. Điều quan trọng nữa cần phải làm là mở rộng thị trường xuất khẩu. Với tất cả những động lực như thế, hy vọng là nửa năm sau của 2023 nền kinh tế của chúng ta có thể vực dậy được.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả

Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ
Ông Nguyễn Minh Cường.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu, cùng với thị trường vốn trong nước đang chịu áp lực, về dài hạn, Việt Nam cần duy trì cải cách lĩnh vực tài chính để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trên thị trường vốn.

Bên cạnh đó, mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, do căng thẳng địa chính trị leo thang và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023.

Ngoài ra, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công cũng là động lực rất quan trọng, cùng với việc tiếp tục thực hiện chương trình phục hồi kinh tế sẽ tạo ra tác động đa chiều, tạo động lực mạnh mẽ cho cả nền kinh tế.

Xuân Thảo(ghi)

“Điều này cho thấy bối cảnh thế giới đang rất khó khăn và sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, kết quả kinh tế - xã hội trong quý đầu tiên của năm 2023 đã phản ánh đúng thực tiễn, thậm chí những khó khăn, thách thức còn lớn hơn dự kiến. “Với bối cảnh như vậy, qua báo cáo và đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả tăng trưởng của quý 1 được đánh giá ở mức khá so với bình quân chung trên thế giới và khu vực khi mà các nền kinh tế khác được dự báo là tăng trưởng ở mức rất thấp”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.

Trên cơ sở kết quả quý 1, dự báo tình hình quý 2 và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam trong những quý tiếp theo. Với kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5% so với mục tiêu Quốc hội đặt ra), tăng trưởng các quý 2, 3 và 4 theo kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%). Trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 (6,5-7%), đòi hỏi năm 2024-2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 5 năm là 6,5%.

Còn với kịch bản 2, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý 2 là 6,7% (bằng kịch bản Nghị quyết 01/NQ-CP), quý 3 và quý 4 tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9% (cao hơn lần lượt 1% và 0,8% so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP). Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản này, với mức phấn đấu tăng trưởng cả năm là 6,5%, tạo đà cho các năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 từ 6,5-7%.

“Đây là kịch bản rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị bởi hiện hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp. Do đó, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí…, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Làm gì để tăng trưởng vượt trội trong những tháng tới?

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) đánh giá, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quý 1, con số xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 154,3 tỷ USD (giảm 13,9%) nhưng xuất siêu tới 4,07 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022 (1,9 tỷ USD)... cũng là con số đáng chú ý. Bởi xuất siêu lớn trong bối cảnh hiện nay chưa hẳn là tín hiệu vui. Xuất siêu tăng là do nhập khẩu giảm mạnh và nguyên nhân xuất phát từ sản xuất trong nước gặp khó, nên đơn hàng nhập khẩu tư liệu sản xuất bị ảnh hưởng. Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 vẫn ở mức thấp vì nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên các vấn đề chính như: kinh tế thế giới vẫn đang “giảm tốc”; trong nước, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp vẫn “đóng băng”, tín dụng tăng trưởng thấp... Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023, PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, xuất khẩu vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam, để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới cần xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới, tiếp tục duy trì thị trường truyền thống. Triển khai nhiều hoạt động và các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời, nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa, giảm lãi suất, giảm thuế... để các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Về giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong các giải pháp về vĩ mô, có 2 chính sách cần chú trọng trong điều hành, linh hoạt, hiệu quả và thận trọng. Đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hiện nay, với tác động của chính sách tiền tệ thế giới, trong quá trình điều hành đòi hỏi phải nhạy bén, kịp thời, linh hoạt, vừa đảm bảo chống chọi với khó khăn do quốc tế mang lại nhưng cũng cần đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho nền kinh tế để duy trì hoạt động và phát triển. Đồng thời, phải rà soát ngay tất cả chính sách, động lực tăng trưởng còn lại của nền kinh tế để tập trung tác động, lấy tăng trưởng của khu vực thuận lợi để bù đắp khu vực khó khăn.

“Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực chế biến chế tạo đang gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng âm. Vì vậy, những động lực còn lại cần phải tập trung hơn, đưa ngành nông nghiệp, dịch vụ trở thành trụ đỡ cho những ngành khác. Trong lĩnh vực đầu tư, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân tuy bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Đầu tư công đóng vai trò rất lớn và Thủ tướng Chính phủ vẫn tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm đến thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này. Đây là giải pháp then chốt trong động lực về đầu tư và tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát, phát triển thị trường trong nước bởi khi xuất khẩu gặp khó khăn thì vai trò của thị trường trong nước rất quan trọng. Do vậy, cần phải áp dụng các giải pháp để khuyến khích thị trường trong nước phát triển hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư

    Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư

    2025-01-10 22:35

  • Kho mỹ phẩm ngoại vi phạm tại TPHCM được triệt phá như thế nào?

    Kho mỹ phẩm ngoại vi phạm tại TPHCM được triệt phá như thế nào?

    2025-01-10 21:15

  • Bộ đội Biên phòng bắt giữ tàu vỏ gỗ đang vận chuyển khoảng 30.000 lít dầu DO

    Bộ đội Biên phòng bắt giữ tàu vỏ gỗ đang vận chuyển khoảng 30.000 lít dầu DO

    2025-01-10 21:05

  • Thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 tuổi

    Thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 tuổi

    2025-01-10 20:54

网友点评