Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% | |
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
Thủ tướng: Hà Nội phải vươn tầm cạnh tranh với các thành phố trong khu vực |
Hội nghị Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP |
Giữ vững "mục tiêu kép"
Năm nay, sự kiện diễn ra trong bối cảnh 6 tháng đầu năm đại dịch Covid-19 gây suy giảm kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Vì thế, tại Hội nghị lần này, Chính phủ và các địa phương sẽ thảo luận các kịch bản, các giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép” trong nửa chặng đường còn lại của năm 2020, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, không để đổ gãy nền kinh tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra đánh giá sơ bộ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Theo đó, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi dịch bệnh, thiết lập trạng thái bình thường mới nên nhiều cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. 6 tháng đầu năm chúng ta tăng trưởng dương, có thể nói là cao nhất nhì thế giới nhưng mức tăng 1,81% vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Vì thế, Thủ tướng đánh giá, những kết quả này là minh chứng rõ nét cho sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, củng cố niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp và quốc tế vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Nên nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đã đánh giá cao những nỗ lực của nền kinh tế Việt Nam; nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng đang tiến hành xem xét, nghiên cứu việc di chuyển đầu tư, nhà máy vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Trong tình hình còn nhiều biến động, chúng ta chủ động, vững tin nhưng không được chủ quan, càng không nên bi quan. Mỗi khi gian khó lại là thời điểm thử thách bản lĩnh, sự đoàn kết, chung sức đồng lòng. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, càng khó khăn phải càng quyết tâm vươn lên”.
Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu các giải pháp, cơ chế đặc biệt, tập trung thực hiện các nghị quyết về kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ.
“Các bộ, ngành, địa phương đề xuất, hiến kế để thực hiện “mục tiêu kép”: Một là không để dịch Covid-19 quay lại xóa thành quả phấn đấu, không vì phục hồi kinh tế mà dễ dãi với dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân; hai là phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tăng trưởng và đời sống nhân dân”, Thủ tướng yêu cầu.
Kéo "cỗ xe tam mã"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP |
Do đó, tại Hội nghị lần này, người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chú ý đến 8 vấn đề.
Mộtlà dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như giá dầu thô, giá thịt lợn còn biến động… nên tất cả các cấp, các ngành cần nhận diện, xác định rõ rủi ro bên ngoài, bên trong để có giải pháp điều hành đồng bộ, giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư, tạo nền tảng ổn định.
Thủ tướng ví von, cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như “cỗ xe tam mã” gồm 3 cấu phần quan trọng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. “Hội nghị lần này phải dùng mọi biện pháp để mang cả 3 con ngựa kéo đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất”, Thủ tướng nói.
Hai làđiều hành công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa hợp lý, không chỉ để phòng thủ mà còn phải tiến công phát triển, nhanh và bền vững. Hiện, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ còn khá lớn, nên cần thống nhất chủ trương điều hành linh hoạt, vì tổng thể nền kinh tế.
Ba là giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, kế hoạch giải ngân vốn ODA đạt thấp. Nếu giải ngân tốt thì sẽ là biện pháp kích cầu ngắn hạn, tạo động lực tăng trưởng.
Bốn là trong điều kiện thị trường quốc tế và cầu nội địa bị thu hẹp thì cần giải pháp để mở rộng thị trường quốc tế, kích thích thị trường trong nước.
Năm là càng khó khăn thì các bộ, ngành, địa phương càng phải rà soát các quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu phải có đề xuất sửa đổi thủ tục hành chính, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp… để tạo thành không khí cho sự phát triển, nếu cứ “quyền anh, quyền tôi”, gây khó dễ thì không được.
Sáu làphát triển kinh tế đô thị, kinh tế xã hội, thị trường bất động sản để tạo điều kiện cho người dân làm nhà ở,.Thủ tướng cho biết có địa phương cả năm không có dự án nào khởi công.
Bảy là làm thế nào thu hút mạnh mẽ đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, FDI. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh công động doanh nghiệp năng động đổi mới, vươn lên vượt khó, nhưng cơ quan chính quyền cũng phải ra tay hỗ trợ. Như Hà Nội, Hải Phòng, Long An… đã có chương trình thu hút đầu tư mạnh mẽ toàn xã hội, kể cả thu hút FDI.
“Nhiều nguồn vốn FDI không vào Việt Nam mà sẽ sang Ấn Độ, Malaysia, Myanmar… nếu chung ta không có điều kiện thu hút về cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh. Nên các địa phương, nhất là các đầu tàu kinh tế lớn, khu vực kinh tế trọng điểm cần phát huy vai trò hơn nữa, giữ vững tăng trưởng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tám làtriển khai, đề xuất thúc đẩy các mô hình mới, cần áp dụng thành công thương mại, thanh toán điện tử, kinh tế chia sẻ và các hình thức khác. Phục hồi một số ngành kinh tế trọng yếu như công nghiệp, nông nghiệp, chế biến chế tạo, đăc biệt là khu vực du lịch.