【keo bóng đá ngày mai】Ngôi làng kỳ lạ ở Hà Nội, mời khách ăn cưới, gia chủ phải đến đủ 3 lần

  发布时间:2025-01-25 20:47:30   作者:玩站小弟   我要评论
Di tích lịch sử đình làng Hoàng Xá.Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội) là ngôi làng cổ với keo bóng đá ngày mai。
{ keywords}
Di tích lịch sử đình làng Hoàng Xá.

Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình,ôilàngkỳlạởHàNộimờikháchăncướigiachủphảiđếnđủlầkeo bóng đá ngày mai Ứng Hòa, Hà Nội) là ngôi làng cổ với nhiều nét văn hóa độc đáo. Mặc dù nay đã mai một hoặc biến mất nhưng nhiều phong tục lạ ở đây được ‘người chép sử’ của làng dày công sưu tầm, ghi chép. Đó là nhà giáo Đặng Đình Thiêm (SN 1936 - TT Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội).

Gặp ông Thiêm vào thời điểm đầu mùa cưới, ông chia sẻ, chuyện cưới hỏi là thứ hiện hữu, gắn liền với đời sống người dân nhất. 

Cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà nào có đám, rất khó mời người làng dự tiệc. Gia chủ muốn mời, bắt buộc phải thực hiện lệ ‘Tái thỉnh’.

'Tái thỉnh là tiếng Hán - Việt, có nghĩa là 'mời lại', thể hiện sự cung kính, trân trọng, mong mỏi khách đến', ông Thiêm giải thích. 

Cách mời khách ở đây khá cầu kỳ, thường gia chủ phải đến nhà khách 3 lần. Lần một, chủ nhà mời đến chơi, ăn trầu uống nước. Lần hai cách đám cưới vài ngày, chủ nhà ân cần mời tiệc. Lần ba, người nhà đám cưới tái thỉnh trước giờ ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ. Không có đủ 3 lần mời như vậy, thực khách sẽ coi như chủ nhà 'mời rơi' và đương nhiên không dự.

Việc ăn cỗ cưới ở đây còn đặc biệt ở chỗ, gia chủ chỉ khai tiệc vào 1 giờ nhất định. Do vậy, khi đi ăn cưới, bao giờ khách cũng mang theo một cây tăm.

Nếu đến đám, thấy gia chủ đã khai tiệc, họ giả vờ ngậm tăm rồi bước vào và xin kiếu với gia chủ vì trót tiếp khách ở nhà, sau đó lịch sự cáo lui.

{ keywords}
Nhà giáo về hưu Đặng Đình Thiêm bên cuốn bản thảo viết về văn hóa, phong tục xưa của địa phương.

Về cỗ bàn, các cụ cao niên thường tự hào: ‘Cỗ làng ta vừa hậu hĩnh, vừa phong phú, cứ phải xếp hai tầng. Cỗ đơn giản cũng phải 8 đĩa - 4 bát; 10 đĩa - 4 bát hoặc 12 đĩa - 5 bát… Bao gồm: giò nem ninh mọc, bóng mực, vây yến, nem chạo… Nhà càng giàu, càng sang cỗ càng to.

Ngày xưa, một bàn cỗ chỉ dành cho 4 người. Khi dự tiệc, mọi người ăn uống từ tốn, tỏ ra thanh lịch, lấy sự nhấm nháp, thưởng thức là chính. Sau bữa cỗ, bao giờ chủ nhà cũng khéo léo chia phần, cử người đem kính tận nhà.

Sau cách mạng tháng 8, mọi thủ tục rườm rà được bãi bỏ, không nhà nào làm cỗ mời khách nữa. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, việc cỗ bàn đã quay lại, vẫn công thức 10 đĩa, 4 bát như trước nhưng lệ tái thỉnh xưa cũ thì không còn.

Ông Thiêm cho biết thêm, ngoài cầu kỳ về lời mời khách ăn cỗ, người làng Hoàng Xá còn rất kỹ tính trong việc pha nước mời khách đến dự đám cưới. Thông thường, chiều hôm trước diễn ra tiệc cưới, khách sẽ đến chơi nhà cô dâu, chú rể.

Gia chủ hãm ấm chè tươi, nước rót ra nguyên màu xanh tươi mới. Hết một lượt nước, chè ngả màu là bỏ, không dùng lại.

Cách hãm chè tươi ở Hoàng Xá cũng khá tinh tế. Người ta chọn loại lá chè ở gốc, dày và nhỏ, mang về rửa sạch, phơi khô rồi tráng qua nước sôi. Sau đó, mang lá chè vò dập bằng tay và cho vào một vỏ sành, đặt trong sọt tre, xung quanh ủ rơm.

Bước cuối cùng, lấy nước mưa, đun sôi lăn tăn, đổ vào, hãm 20 phút mới mang ra mời khách. Chén nước chè đảm bảo xanh, đặc và sánh là đạt yêu cầu.

Nhà có đám thường chọn người khéo léo đảm nhiệm việc này. Sau 7 giờ tối, gia chủ bỏ nước chè xanh, thay bằng chè mạn.

Ngày xưa chưa có phích, nhà có đám phải đắp lò, nhóm lửa liên tục để luôn có nước sôi.

Chè búp pha thật đặc làm nước cốt, khách tới nhà, người chuyên trách lấy nước sôi, pha với nước cốt mời khách. Dù chè xanh, chè tàu hay chè mạn đều phải đảm bảo 3 yếu tố: màu sắc, hương thơm và vị.

Đến nay, dân làng vẫn truyền tai nhau câu ca: ‘Cơm xong uống nước chè tươi/ Tối, trưa tiếp khách, thảnh thơi chè tàu’.

Người làng bên cho rằng làng Hoàng Xá cầu kỳ, khắt khe nhưng dân làng Hoàng Xá luôn tự hào về nếp sống hiếu khách đó. Lệ này tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20. Ngày nay, việc cỗ bàn, ăn uống ở Hoàng Xá đã giản tiện đi nhiều nhưng cách đối đãi với khách vẫn như xưa.

{ keywords}
Trưởng thôn Hoàng Xá - Trần Hữu Nhuận.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hữu Nhuận (Trưởng thôn Hoàng Xá) cho biết: ‘Làng Hoàng Xá từ xưa có đặc trưng là khu vực nằm sát đường cái, thông thương, mua bán dễ dàng. Người dân ngoài trồng lúa, chăn nuôi thường có thêm nghề buôn bán, sản xuất. Do đó đời sống có phần sung túc hơn. Việc thông thương, đi buôn bán khắp nơi, lại gần khu vực giao thông nên nếp văn hóa ở đây mang hơi hướng thành thị.

Những phong tục, tập quán kể trên được ông Thiêm ghi chép lại chính là một phần bản sắc văn hóa đầy giá trị của địa phương'.

Chuyện lạ ở Hà Nội: Đêm tân hôn, cô dâu tá hỏa phát hiện chú rể bị đánh tráo

Chuyện lạ ở Hà Nội: Đêm tân hôn, cô dâu tá hỏa phát hiện chú rể bị đánh tráo

 Đêm tân hôn, cụ Kế tắt đèn rồi lẻn ra đổi cho anh trai thế vào. Sáng hôm sau, cô dâu phát hiện ra thì ‘ván đã đóng thuyền’.

相关文章

最新评论