Đi ngang
Báo cáo tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết,ỳvọnglãisuấtổnđịkết quả queretaro trên thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư, DN), đến cuối tháng 5, chỉ có lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng và dài hạn tăng nhẹ từ 0,01-0,02% (lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng ở mức 5%/năm, lãi suất bình quân kỳ hạn 12-36 tháng ở mức 7,09%/năm). Trong khi đó, lãi suất cho vay thông thường ít thay đổi so với tháng trước. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-9%/năm cho ngắn hạn, 9,3-10,5% cho trung và dài hạn.
Phát biểu với báo chí gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay từ đầu năm, NHNN cũng như đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy giữ ổn định mặt bằng lãi suất và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay cũng là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức. Vì thế, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất. Bên cạnh đó, trong điều hành hàng ngày về thanh khoản, NHNN đã điều tiết lãi suất, khối lượng và kỳ hạn giao dịch trên thị trường liên ngân hàng hợp lý để giữ ổn định mặt bằng lãi suất.
Chính nhờ sự ổn định như thế, cùng những chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng từ Chính phủ, tín dụng ngân hàng đã có mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua, đạt mức 6,53% (theo NHNN). Tuy nhiên, tín dụng tăng không phải là sự “vui mừng” cho các chuyên gia kinh tế, bởi hiện nay, chỉ số chênh lệch tín dụng/GDP của Việt Nam đã có xu hướng tăng liên tục từ quý IV/2015 đến nay, quý I/2017 đã ở mức 11%. Đây là mức cao thứ hai trong giai đoạn 2009-2017, chỉ đứng sau mức 13% của mức quý I/2011 (theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia).
Nhiều áp lực
Mặc dù việc ổn định lãi suất đã đáp ứng được phần nào kỳ vọng của DN, tuy nhiên, vấn đề này đang đứng trước nhiều thách thức từ nền kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế, mục tiêu giảm lãi suất của ngành ngân hàng liệu có thành hiện thực, hay vẫn tiếp tục dừng ở mức “phấn đấu”? Trong chỉ đạo định hướng, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, NHNN đặt mục tiêu điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh để ổn định lãi suất huy động và có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS.Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất từ nay đến cuối năm không những khó giảm mà còn có nhiều khả năng tăng lãi suất. Nguyên nhân đầu tiên đến từ nỗ lực giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% của Chính phủ, theo đó, các quý còn lại của năm phải tăng trưởng trung bình trên 7% thì phải đẩy một lượng tiền vào lưu thông, điều này có thể tạo áp lực lên lạm phát, lạm phát tăng sẽ đẩy lãi suất tăng cao. Hơn nữa, hệ số NIM (chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả trung bình của ngân hàng) của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức thấp, nên ngân hàng khó có thể đứng ra bù lỗ cho mục tiêu giảm lãi suất.
Đặc biệt, mấu chốt của vấn đề giảm lãi suất còn nằm ở trái phiếu Chính phủ, mức lãi suất của loại trái phiếu này hiện là 5-7%, lại có tính thanh khoản cao và độ rủi ro gần như bằng không. Các chuyên gia cho hay, giữa lãi suất Chính phủ và lãi suất ngân hàng, các thành phần kinh tế sẽ chọn lãi suất Chính phủ bởi lãi suất cao và độ rủi ro bằng không. Do vậy, các ngân hàng khó có thể chấp nhận lãi suất huy động ở mức thấp.
Có thể thấy, từ nay đến cuối năm, áp lực lên mặt bằng lãi suất còn rất nhiều, chưa kể nhu cầu vốn cho nền kinh tế sẽ tăng cao để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm. Do đó, việc tìm ra những giải pháp để khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ giảm lãi suất là rất cần thiết cho các cơ quan quản lý. TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, NHNN có thể giảm lãi suất bằng cách mua lại trái phiếu trên thị trường mở (OMO), mua lại trái phiếu Chính phủ để đẩy lượng tiền lớn vào lưu thông, giúp giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trên lý thuyết, còn thực tế để làm được là việc rất khó cho NHNN.
Tuy vậy, điều đáng mừng là những áp lực về tỷ giá được giảm thiểu do đồng USD đã điều chỉnh mạnh so với đầu năm; dòng vốn nước ngoài đang quay trở lại nhiều hơn trên thị trường trái phiếu, cổ phiếu… Đặc biệt, những động thái quyết liệt của NHNN và Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu cũng đã và đang hỗ trợ rất lớn cho mục tiêu ổn định và giảm lãi suất. Theo đó, NHNN đã báo cáo Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền, cách thức cơ cấu lại TCTD yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém. Bên cạnh đó, NHNN đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu. Nếu được thông qua sớm, Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo điều kiện xử lý triệt để các vướng mắc khó khăn về cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, các khoản nợ của các TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi các khoản nợ xấu. Nhờ đó sẽ giải phóng khối lượng vốn lớn đang đọng lại trong các khoản nợ xấu cũng như giải phóng khối lượng tài sản thế chấp hiện nay chưa xử lý được, gây lãng phí nguồn lực xã hội, giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời, giảm được chi phí hoạt động để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện chính sách để ổn định lãi suất, dù DN luôn tha thiết mong muốn giảm lãi suất, nhưng trước những tác động khách quan và chủ quan, lãi suất muốn giảm cũng nên dựa trên những tính toán cẩn trọng để không gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền tài chính.