【bxh bóng đá mỹ】Không lấy phiếu tín nhiệm với người chờ nghỉ hưu hoặc mới được bầu cử, bổ nhiệm
Quy định mới của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm Không lấy phiếu tín nhiệm với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo là thể hiện tính nhân văn Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh Xử lý kịp thời,ônglấyphiếutínnhiệmvớingườichờnghỉhưuhoặcmớiđượcbầucửbổnhiệbxh bóng đá mỹ nghiêm minh với cán bộ có tín nhiệm thấp |
Bám sát Quy định số 96-QĐ/TW về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm
Trước khi bấm nút thông qua, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Theo đó, về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiếp thu ý kiến đại biểu về việc không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ cấp xã để bảo đảm thống nhất với Quy định số 96-QĐ/TW. Khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết đã được sửa đổi theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu. |
Đối với một số ý kiến đề nghị rà soát, quy định bổ sung đầy đủ các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, UBTVQH cho biết theo quy định hiện hành thì tổng số những người giữ các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là khá lớn.
Do đó, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của việc lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo Nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc ban hành và thực thi chính sách, hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan hoạt động thường xuyên và có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo mà không áp dụng đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.
Liên quan đến nội dung mới được đề xuất là không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên, qua thảo luận, có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và đề nghị bổ sung trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 6 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe). Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cần bám sát Quy định số 96-QĐ/TW về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉnh lý quy định tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Hạn chế tình trạng cán bộ tín nhiệm thấp vẫn giữ chức vụ trong thời gian dài
Trong quá trình góp ý, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định cho phép người được bỏ phiếu tín nhiệm giải trình trước Quốc hội, HĐND sau khi thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Tổ đại biểu HĐND, UBTVQH đã tiếp thu ý kiến này và chỉnh lý quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND trong dự thảo Nghị quyết để bảo đảm thống nhất với quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Các đại biểu tham gia phiên họp chiều 23/6. |
Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và cho rằng, cần có cơ chế cho người có phiếu tín nhiệm thấp chủ động xin từ chức, bổ sung thời hạn xin từ chức... Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị cần thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm luôn để bảo đảm tính nghiêm minh.
Theo UBTVQH, các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết không quy định quá chi tiết tất cả các trường hợp về xử lý hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.
Đối với ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau, UBTVQH cho biết việc dự thảo Nghị quyết quy định việc xem xét miễn nhiệm đối với người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình về công tác nhân sự.
Quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của HĐND ở địa phương, khi kỳ họp của HĐND thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Mặt khác, tại Điều 19 của dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND đến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện giám sát, nên các vấn đề về công tác cán bộ sẽ được theo sát và xử lý sớm nhất có thể, hạn chế để xảy ra tình trạng cán bộ có tín nhiệm thấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian dài sau đó.
Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Nghị quyết quy định: 1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; d) Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. 2. HĐND cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: a) Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; b) Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện. 3. Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. 4. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. 5. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm. |
(责任编辑:La liga)
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Dự báo thời tiết 3/4: Miền Bắc tạnh ráo và có nắng ở nhiều nơi
- Hàng trăm người chong đèn, xuyên đêm tìm kiếm 2 học sinh đuối nước trên biển
- Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai ở Quảng Bình mất chức sau tố cáo của dân
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm cho Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa
- Phạt 369 triệu đồng vụ xe tự chế quá khổ có hộ tống từ Nghệ An sang Hà Tĩnh
- Cơ sở bảo dưỡng sẽ được kiểm định ôtô
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tiền đã sẵn, phải tập trung và đổi mới cách làm
- Công an mời bà Hoàng Hường tới làm việc vì phát ngôn về người dân Hà Giang
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tiền đã sẵn, phải tập trung và đổi mới cách làm
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Khởi tố gã xăm trổ vụ bạo hành bé 3 tuổi về tội ‘tàng trữ trái phép chất ma tuý’
- Vụ 9 gian nhà trái phép của Chủ tịch phường: Đã đình chỉ nhưng cố tình vi phạm
- Giám đốc Công an Đồng Nai chỉ đạo làm rõ vụ bấm 4 biển số xe máy “siêu đẹp”
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Thi sát hạch đăng kiểm viên: 'Dù rất thiếu nhưng phải đúng quy trình'