欢迎来到88Point

88Point

【lich tbn】TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính

时间:2025-01-10 20:11:01 出处:Thể thao阅读(143)

tu chu tai chinh

PGS. TS. NGƯT Nguyễn Trọng Cơ phát biểu tại hội thảo. Ảnh ĐD

Ngày 10/6,ồChíMinhThúcđẩyđơnvịsựnghiệpcônglậpthựchiệntựchủtàichílich tbn tại TP. Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính (HVTC) đã phối hợp với Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Sự kiện thu hút nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đến từ Bộ Tài chính, các sở ban ngành chức năng của TP. Hồ Chí Minh tham gia.

Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính.

Sau gần 10 năm thực hiện, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 43 theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chụ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

hoi thao
Hội thảo đã nhận được 22 bài tham luận tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương . Ảnh ĐD

Đối với TP. Hồ Chí Minh, do là đầu tàu kinh tế của cả nước, nên cần xây dựng cơ chế đặc thù về tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập để đi đầu trong nâng cao chất lượng dịch vụ công; đồng thời, mức thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 2 lần bình quân cả nước, nên cũng là địa phương có khả năng xã hội hóa các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách trong phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.

Ngoài ra, do có quy mô lớn nên TP. Hồ Chí Minh cũng gặp không ít thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, nhu cầu của người dân về số lượng và chất lượng dịch vụ công ngày càng cao, trong bối cảnh tái cơ cấu chi NSNN dành cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có xu hướng giảm.

Theo PGS.TS. NGƯT Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc HVTC, thời gian qua HVTC đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ở một số địa phương; năm 2018 - 2020, học viện chủ trì thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu triển khai cơ chế tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực nhưng việc thực hiện tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn vẫn còn những trở ngại đáng kể như: thói quen bao cấp, tư tưởng chậm đổi mới của cán bộ, viên chức chưa theo kịp các quy luật của cơ chế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị.

“Một số đơn vị chưa có lộ trình phù hợp để sắp xếp lại tổ chức bộ máy, mở rộng hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường, nên khi thực hiện tự chủ tài chính thì nguồn thu không đủ để đảm bảo chi thường xuyên ở mức tối thiểu là chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, viên chức, người lao động; phần lớn các đơn vị vẫn lúng túng trong thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần, mới chỉ bước đầu xây dựng lộ trình chuyển đổi thành công ty cổ phần” – ông Nguyễn Trọng Cơ nói.

toan canh
Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh ĐD

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xoay quanh các chủ đề liên quan như: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong vận dụng cơ chế về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; bước đột phá mới và các yêu cầu thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự chủ của đơn vị công lập sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; xây dựng phương án tự chủ cho các đơn vị công lập theo các lĩnh vực trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh…

Thông qua các chủ đề này, các đại biểu đã khái quát cũng như phân tích khá rõ các khía cạnh lý thuyết về tự chủ tài chính và trao quyền tự chủ tài chính; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi tổ chức thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm mà chủ yếu về mặt tài chính ở Việt Nam nói chung cũng như địa bàn TP. Hồ Chí Minh; đóng góp nhiều ý kiến về các giải pháp tổ chức thực hiện Nghị định 16, đặc biệt là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ phía Nhà nước, địa phương và từ các đơn vị sự nghiệp công lập…

Ông Nguyễn Trọng Cơ cho biết, hội thảo đã nhận được 22 bài tham luận tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương như Bộ Tài chính, sở tài chính, các sở ban ngành trên địa bàn; từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học, các chuyên gia. Qua nghiên cứu các bài tham luận cho thấy, các chủ đề nêu trong hội thảo đã được các nhà nghiên cứu, quản lý đề cập khá toàn diện từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn./.

Đỗ Doãn (ghi)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: