【ty so.7m】Sửa đổi quy định về thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:23:18 评论数:
Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Chuyển đổi số Hải quan: 100% thủ tục kiểm tra chuyên ngành thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia
Sửa đổi Nghị định về thủ tục hải quan,ửađổiquyđịnhvềthủtụckiểmtragiámsátkiểmsoáthảty so.7m kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội). 	Ảnh: N.Linh
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh

Đáp ứng xu hướng hội nhập và công nghệ

Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám cho biết, sau khi dự thảo Nghị định được ký ban hành, Tổng cục Hải quan sẽ khẩn trương trình lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC; đồng thời ban hành các Quyết định thay thế Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ về ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 về ban hành quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan; Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 về ban hành quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2017 về ban hành quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức hội thảo tập huấn giới thiệu cho công chức hải quan và doanh nghiệp để thống nhất thực hiện, trách các vướng mắc phát sinh khi Nghị định có hiệu lực thi hành.

Một số nội dung chính của dự thảo Nghị định gồm: thủ tục hải quan; về kiểm tra chuyên ngành; trị giá hải quan; giải phóng hàng; quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh; thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; thủ tục đối với hành ký của người xuất cảnh, nhập cảnh; thủ tục hải quan đối với hàng cung ứng suất ăn lên tàu bay, tàu biển xuất cảnh; thủ tục hải quan đối với tàu biển nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; quản lý phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và các phương tiện vận tải khác; quản lý kho ngoại quan; chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp; công tác chống buôn lậu.

Đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, dự thảo Nghị định được xây dựng dựa trên quan điểm sửa đổi những nội dung vướng mắc, bất cập của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và những nội dung chưa thống nhất của Nghị định này với các văn bản quy phạm pháp luật khác, các điều ước quốc tế mới ký kết hoặc gia nhập có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó, các quy định được xây dựng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá các khâu nghiệp vụ hải quan; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý hải quan, tiến đến xây dựng mô hình Hải quan thông minh.

Đồng thời, sửa đổi và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao, hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Tạo thuận lợi giải phóng hàng

Đáng chú ý, về thủ tục hải quan, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 quy định về người khai hải quan đối với hàng hóa là tài sản di chuyển của cá nhân, hàng hóa của cá nhân được hưởng quyền miễn trừ; hàng hóa tạm nhập tái xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 25 quy định việc tạo lập và gửi hồ sơ hải quan qua hệ thống phù hợp với mô hình hải quan điện tử (chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc dữ liệu số hóa). Bên cạnh đó, bổ sung trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng trong việc vận chuyển hàng hóa trong quá trình lưu giữ tại cửa khẩu, cảng và chịu các chi phí liên quan để phục vụ hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan tại Điều 28.

Một nội dung quan trọng cũng được sửa đổi lần này là quy định đối với giải phóng hàng hóa. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, quy định hiện hành cho phép hàng hóa đã được lấy mẫu phân tích, phân loại, giám định được giải phóng hàng. Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế thì không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp hàng hóa trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định. Tuy nhiên, đối với hàng hóa có cùng nhãn hiệu sản phẩm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, quy cách đóng gói, cùng nhà sản xuất với hàng hóa trước đó đã được lấy mẫu, đang chờ kết quả phân tích, giám định của cùng người khai hải quan thì bắt buộc phải lấy mẫu và tính tiền chậm nộp.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, dự thảo Nghị định bổ sung quy định giải thích tại Điều 32 theo hướng: Hàng hóa cũng được xem thuộc trường hợp phải thực hiện việc phân tích, phân loại, kiểm định hoặc giám định, thử nghiệm để xác định mã số hàng hóa mà không phải lấy mẫu để phân tích, phân loại hoặc giám định khi có cùng nhãn hiệu sản phẩm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, quy cách đóng gói, cùng nhà sản xuất với hàng hóa trước đó đã được lấy mẫu, đang chờ kết quả phân tích phân loại hoặc giám định của cùng người khai hải quan.

Bên cạnh đó, tại dự thảo Nghị định lần này nội dung về kiểm tra chuyên ngành cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các Nghị định khác có liên quan. Theo đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sẽ rà soát để bãi bỏ cho phù hợp các quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo không chồng chéo với Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ và dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 33 để đảm bảo phù hợp, thống nhất với Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, như: cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra và cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành; cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra chuyên ngành để thông quan.