Hớn Quản hiện có 43 tổ hợp tác,đổitưduytừsảnxuấtnocircngnghiệpsangkinhtếnocircngnghiệtỷ lệ kèo world cup hôm nay 1 hội quán đang hoạt động. Doanh thu bình quân hằng tháng của các tổ hợp tác khoảng 45 triệu đồng/tổ. Huyện có 24 HTX với 388 thành viên; trong đó, 19 HTX đang hoạt động trung bình, khá, 5 HTX hoạt động kém, tạm ngừng hoạt động. Doanh thu hằng tháng của HTX khoảng 97 triệu đồng/HTX.
Ông Nguyễn Vũ Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản thông tin về thực trạng kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn huyện
Hội thảo xác định KTTT là thành phần kinh tế có hình thức đa dạng với nòng cốt là HTX, phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu chung của tập thể. KTTT có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động, giảm sự phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.
Ông Phạm Kim Trọng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh phát biểu ý kiến tại hội thảo
Ông Nguyễn Viết Đợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Hớn Quản tham luận về kinh tế tập thể, hợp tác xã tại hội thảo
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã thương mại - dịch vụ nông nghiệp Phước Thiện, huyện Bù Đốp Nguyễn Viết Vị chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX
Các tham luận tại hội thảo chỉ rõ, trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT thông qua sự liên kết, các mô hình HTX đã cho ra đời các khu sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu, các chuỗi liên kết sản xuất…; tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hớn Quản Quách Thị Ánh cho biết: Hớn Quản là huyện nông nghiệp, nhưng đóng góp của các thành phần kinh tế hợp tác cho cơ cấu chung kinh tế huyện còn rất khiêm tốn. Huyện Hớn Quản cần thiết tổ chức hội thảo này để tìm ra giải pháp phát triển mạnh mẽ hệ thống kinh tế hợp tác. Hy vọng thời gian tới, thành phần kinh tế này sẽ có những đóng góp tích cực hơn, huy động được tối đa nguồn lực cùng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hớn Quản Quách Thị Ánh ghi nhận, cảm ơn những thông tin, chia sẻ của các đại biểu tại hội thảo
Là Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX thương mại - dịch vụ nông nghiệp Phước Thiện, huyện Bù Đốp, ông Nguyễn Viết Vị đã và đang theo đuổi tham vọng xây dựng vùng trồng 3.000 ha mít ruột đỏ tại các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh. Tham dự hội thảo, ông Vị đồng quan điểm: HTX, KTTT luôn là định hướng đúng và mang tính bền vững. Loại hình kinh tế này đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Từ đó, giúp nông dân có định hướng phát triển dòng sản phẩm cho mình, cho tập thể, nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đưa thương hiệu sản phẩm địa phương phát triển hơn, vươn xa hơn.
Đây là lần đầu tiên Hớn Quản tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển KTTT, HTX trên địa bàn huyện. Hội thảo đã nhận được nhiều sự quan tâm của các sở, ban, ngành liên quan, địa phương và cả các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Hội thảo đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế của các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Hớn Quản như: quy mô HTX, tổ hợp tác còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường; năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh còn thấp, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu tính bền vững…
Hội thảo là dịp để các cấp, ngành quản lý cũng như các HTX, tổ hợp tác của huyện Hớn Quản nhìn nhận rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, tìm giải pháp tháo gỡ và tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng, phát triển nâng tầm HTX.