88Point88Point

【al-nassr – al-ahli saudi】Hiện đại hóa nghiệp vụ kho bạc rút ngắn khoảng cách với khách hàng

Hiện đại hóa nghiệp vụ kho bạc rút ngắn khoảng cách với khách hàng
Kho bạc Nhà nước cải cách hành chính toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ảnh: TL

Sự tận tụy với khách hàng lan tỏa trong toàn hệ thống

Với mong muốn mang đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã không ngừng nỗ lực cải cách, rút ngắn các thủ tục hành chính không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) được quản lý an toàn, hiệu quả. Sự tận tụy với khách hàng đã lan tỏa trong toàn hệ thống KBNN, tạo hình ảnh thân thiện với mỗi khách hàng trong từng giao dịch.

Đơn cử như tại KBNN Thanh Hóa, đơn vị đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ với NSNN. Từ năm 2018, khi dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) chưa được nhiều đơn vị trong toàn hệ thống triển khai, KBNN Thanh Hóa đã sớm áp dụng.

Hiện nay, KBNN Thanh Hóa đang cung cấp các DVCTT ở mức độ 4 để phục vụ chi NSNN trên địa bàn. 100% đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) thuộc đối tượng bắt buộc đã đăng ký tham gia.

Chia sẻ về việc tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, ông Trần Quang Nguyên - Giám đốc KBNN Lạng Sơn cho biết, đơn vị đã thực hiện rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, hồ sơ thanh toán vốn; sắp xếp tinh gọn bộ máy và tăng tính minh bạch trong quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ NSNN; tăng cường ứng dụng CNTT trong các nghiệp vụ kho bạc.

Theo đó, KBNN Lạng Sơn đã triển khai hiệu quả việc hiện đại hóa quy trình thu nộp thuế giữa các cơ quan thuế - hải quan - KBNN; phối hợp thu NSNN giữa KBNN với các cơ quan thu và các ngân hàng thương mại; ứng dụng CNTT hiện đại vào quy trình quản lý thu NSNN.

Đặc biệt, KBNN Lạng Sơn đang áp dụng các hình thức thu nộp NSNN điện tử hiện đại như thu qua Cổng dịch vụ công quốc gia, ATM, Internet banking, mobile banking... Vì thế, thời hạn giải quyết thủ tục nộp tiền vào NSNN theo phương thức điện tử được giảm xuống không quá 5 phút/giao dịch.

Đối với kiểm soát chi NSNN, KBNN Lạng Sơn cũng thường xuyên hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát chi theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ chứng từ và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Do đó, nhiều thủ tục hành chính đã được rút ngắn thời gian giải quyết như thủ tục thanh toán chi đầu tư giảm từ 7 ngày xuống còn chậm nhất 3 ngày làm việc. Thủ tục thanh toán chi thường xuyên chậm nhất còn 2 ngày làm việc; các khoản tạm ứng, các khoản đề nghị cam kết chi giảm còn 1 ngày làm việc theo đúng quy định về hiện đại hóa của KBNN.

Kho bạc số nâng cao tính an toàn, hiện đại

Hiện đại hóa nghiệp vụ kho bạc rút ngắn khoảng cách với khách hàng

Với điểm nhấn xây dựng kho bạc số nhằm nâng cao tính an toàn, hiện đại, hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN và chuyển mạnh sang tư duy hành chính phục vụ, các đơn vị KBNN đều đang nỗ lực cho giai đoạn phát triển mới.

Nghiên cứu kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia

KBNN đã nghiên cứu, phát triển nhiều tiện ích mới phục vụ người sử dụng như: cung cấp tính năng tra cứu số dư tài khoản và trạng thái hồ sơ kiểm soát chi qua ứng dụng trên thiết bị di động; xây dựng và triển khai cổng dữ liệu nhận lệnh hoàn phí, lệ phí, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ông Nguyễn Tuấn Vinh - Giám đốc KBNN Thanh Hóa cho biết, để tiến tới kho bạc số như mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, hiện nay 100% các phòng, ban, đơn vị KBNN trực thuộc KBNN Thanh Hóa đã xử lý công việc qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội ngành; sử dụng mạng nội bộ và hộp thư điện tử trong giải quyết công việc; cung cấp thông tin kịp thời trên trang thông tin điện tử của ngành.

Đặc biệt, KBNN Thanh Hóa đã ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại như: điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI)... để tối ưu hóa các quy trình quản lý, vận hành và cung cấp dịch vụ cho toàn bộ hệ thống kho bạc trong tỉnh.

Ông Vinh cũng cho biết, với quan điểm lấy hiện đại hóa CNTT là khâu đột phá, cải cách cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng, trong đó chuyển đổi số là giải pháp xuyên suốt của quá trình thực hiện, KBNN Thanh Hóa đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ vận hành hoạt động dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số.

Sau năm 2025, KBNN sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển các dịch vụ theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước; đến năm 2030, hoàn thành xây dựng kho bạc số.

Còn tại KBNN Thái Bình, nhờ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT, đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với kho bạc.

Để cùng hệ thống KBNN thực hiện mục tiêu trở thành kho bạc số, bà Nguyễn Thị Hải - Phó Giám đốc KBNN Thái Bình cũng cho biết, đơn vị đang nỗ lực thực hiện tốt liên thông các ứng dụng nghiệp vụ (DVCTT - hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) - thanh toán song phương điện tử - chương trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN).

Đồng thời, đơn vị đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc và phản hồi kịp thời để KBNN hoàn thiện liên thông dữ liệu số. Trên cơ sở đó, KBNN mở rộng kết nối với hệ thống CNTT của các bộ, ngành, các đơn vị có liên quan trong kiến trúc tổng thể về chính phủ số; hoàn thiện các hệ thống và giải pháp an toàn bảo mật, dự phòng rủi ro, bảo đảm hệ thống CNTT luôn được vận hành an toàn, ổn định, thông suốt trong mọi tình huống…

Có thể thấy, hành trình tiến tới kho bạc số đang được KBNN từng bước triển khai, thực hiện. Khó khăn, thách thức còn ở phía trước, nhưng với truyền thống đoàn kết, nỗ lực đổi mới, sáng tạo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống, có thể khẳng định, KBNN sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành kho bạc số theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra, góp phần cùng cả nước hướng tới chính phủ số.

Đặc biệt, trong hành chính đó, khách hàng vẫn là trọng tâm, là mục tiêu KBNN hướng tới để phục vụ tốt nhất.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thời gian qua, hệ thống KBNN đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện, đẩy mạnh cải cách trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, trong năm 2020, KBNN đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP quy định 11 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực KBNN.

So với trước đây, quy định tại nghị định đã cắt giảm nhiều thành phần hồ sơ; đơn giản các mẫu tờ khai; giảm thời hạn giải quyết của tất cả TTHC; đồng thời, bổ sung thêm quy định việc gửi, nhận và trả kết quả kiểm soát chi NSNN qua trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số của Chính phủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, KBNN đã chủ động triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả qua DVCTT ngay từ năm 2018.

Theo đó, KBNN là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành Tài chính hoàn thành việc thực hiện DVCTT toàn trình đối với tất cả các TTHC thuộc lĩnh vực KBNN; 100% các ĐVSDNS thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia DVCTT KBNN; số lượng giao dịch chứng từ chi NSNN phát sinh hàng tháng qua DVCTT đạt trên 99%; trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 150.000 chứng từ chi NSNN qua DVCTT của KBNN.

KBNN cũng đã thực hiện cung cấp 11/11 TTHC thuộc lĩnh vực KBNN lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc sử dụng hệ thống DVCTT của KBNN đã góp phần rút ngắn thời gian giải ngân, tạo thuận lợi cho ĐVSDNS trong quá trình nộp hồ sơ thanh toán, công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC và từng bước hướng tới kiểm soát chi điện tử.

赞(26231)
未经允许不得转载:>88Point » 【al-nassr – al-ahli saudi】Hiện đại hóa nghiệp vụ kho bạc rút ngắn khoảng cách với khách hàng