Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn của ngành xây dựng. |
14.00 chiều ngày (3/11),ộtrưởngBộXâydựngNguồncungnhàởxãhộichưađápứngnhucầbóng đá trực tiếp mu vs mc Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị là tư lệnh ngành đầu tiên đăng đàn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn, nhấn mạnh đối với 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng.
Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
Quản lý thị trường bất động sản; Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.
Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.
72 đại biểu đăng ký chất vấn tư lệnh ngành xây dựng.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn TP.HCM. |
ĐBQH Nguyễn Thị Lệ (TP.HCM) nêu thực trạng nguồn cung nhà ở xã hội còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng người có thu nhập thấp, Bộ Xây dựng sẽ ban hành chính sách gì để phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc xây nhà ở xã hội thời gian qua đã đạt được kết quả nhưng so với yêu cầu đặt ra chưa như mong muốn của công nhân, viên chức, người lao động. Mới đạt được 7,79 triệu m2 so với yêu cầu 12,5 triệu m2. Quỹ đất nhà ở xã hội mới đáp ứng 31,36%.
"Còn một loạt tồn tại, vướng mắc cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung", Bộ trưởng nói. Cụ thể là, xác định giá nhà ở xã hội, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tưnhà ở xã hội, quy định nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% cho thuê, vốn là những hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội.
Việc bố trí nguồn vốn xây nhà xã hội cũng gặp nhiều khó khăn, mới đáp ứng được 35% yêu cầu, chưa có quy định để tổ chức, hợp tác xã được thuê mua nhà ở xã hội..
Thời gian qua một số địa phưng chưa thực sự quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, nhà công nhân, nên chưa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất; chưa quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật quanh khu vực làm nhà ở xã hội; chưa quan tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệpvà người dân tham gia xây nhà ở xã hội.
Trước thực tế nguồn cung nhà ở thời gian qua chưa đạt yêu cầu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thời giạn tới, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng nguồn cung nhà ở thuộc phân khúc này. Đồng thời, các cơ quan sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân. Hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đang trình Thủ tướng xem xét.
Về câu hỏi của ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) về tình trạng Hà Nội có nhiều khu đô thị sau một thời gian sử dụng bị xuống cấp nhưng không thể nâng cấp do dự án chưa bàn giao cho chính quyền, vấn đề này có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng không và nếu có thì khi nào giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, hiện nhiều dự án chưa bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho địa phương quản lý.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình). |
Bộ trưởng nêu một loạt nguyên nhân chính của vấn đề này. Đó là quy định pháp luật về xây dựng đô thị trước năm 2021 mới chỉ có quy định mang tính nguyên tắc, chưa có quy định cụ thể nên việc bàn giao còn lúng túng. Các dự án có nhiều phân kỳ kéo dài nên chủ đầu tư chậm bàn giao hạ tầng kỹ thuật để chờ hoàn thành, trong khi đó hạ tầng từ thời kỳ đầu xuống cấp.
Ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trước khi bàn giao, dẫn đến chất lượng hạ tầng còn kém. Nguồn lực của chính quyền cả về nhân lực lẫn vật lực đều chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, do đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng hạ tầng.
Về giải pháp, Bộ trưởng Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục rà soát quy định, nêu rõ hơn chủ đầu tư đề xuất phương án bàn giao hạ tầng đô thị ngay từ khi lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; phân giao trách nhiệm quản lý hạ tầng đô thị; đề xuất xử phạt hành chính tương ứng trong trường hợp không tuân thủ. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng phải có trách nhiệm hơn trong việc đốc thúc chủ đầu tư.
Song song đó, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất sửa đổi các nghị định thuộc phạm vi quản lý, trong đó có vấn đề bàn giao hạ tầng kỹ thuật. Việc xử phạt hành chính tương ứng khi không tuân thủ cũng sẽ được đề xuất sửa đổi.
Nhiều đại biểu đã gửi các câu hỏi liên quan đến biện pháp, chế tài để các chủ đầu tư thực hiện cam kết trả giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở cho chủ sở hữu nhà ở, đất ở; giải pháp cho các doanh nghiệp gặp khó trong quy định đấu thầu; tình trạng xây dựng sai phép, vi phạm giấy phép; giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản...