Viettel là Tập đoàn kinh tếhàng đầu Việt Nam Ngày 16/8,ầntổngkếtmôhìnhTậpđoànkinhtếcủlịch thi đấu cúp c một Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Báo cáo với Thủ tưởng Phạm Minh Chính tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Viettel, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, Viettel đã trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam. Các ngành nghề kinh doanh chính của Viettel hiện nay gồm: Viễn thông; Giải pháp CNTT và dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; Thương mại điện tử và Logistics. Viettel là doanh nghiệpnhà nước tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông - CNTT và công nghiệp quốc phòng CNC. Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40.000 tỷ đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%. Hai năm liên tiếp 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Viettel đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022. Viettel trở thành hình mẫu của một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả. | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xem các sản phẩm của Viettel. |
Là doanh nghiệp dẫn đầu về viễn thông và CNTT tại Việt Nam, Viettel đồng thời cũng là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tưra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Đến nay 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm. Đến nay, Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư. Viettel là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1, luôn đón đầu xu thế và làm chủ công nghệ lõi với các sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam, phủ rộng hoàn toàn 4/4 nhóm giải pháp, hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức. Là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực góp phần kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, những năm qua Viettel đã tập trung nhiều nguồn lực tư vấn chuyển đổi số, xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình CĐS trên cả 03 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số của Viettel là các sản phẩm chủ lực, đóng góp tích cực vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu kiến tạo xã hội số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Với vai trò hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới. Viettel cũng đã góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử viễn thông bằng cách nghiên cứu, làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng. Các thiết bị này đã được triển khai trên mạng lưới của Viettel. Viettel cũng luôn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tếvà giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Đến nay, Viettel đã đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội. Viettel đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyến thăm và làm việc với Viettel nhằm kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội10 năm, chương trình phục hồi và phát triển, chương trình chuyển đổi số, phát triển xanh, phát triển năng lượng sạch. Qua kiểm tra và lắng nghe báo cáo, ý kiến phát triển, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự phát triển nhanh và bền vững của Viettel, đã chuyển đổi mô hình rất thành công từ chủ yếu phục vụ quốc phòng sang mô hình lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phát triển kinh tế - xã hộihiệu quả, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thủ tướng đánh giá Viettel đã nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, xu thế và yêu cầu phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, xác định chiến lược và sứ mệnh một cách phù hợp tình hình, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả; đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước; đóng góp trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Viettel. |
Tập đoàn cũng có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, nhất là tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần và khát vọng vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động ngày càng cao, Viettel là nơi làm việc hấp dẫn của các nhân lực chất lượng cao. “Viettel hình thành trong khó khăn, tồn tại trong khó khăn và phát triển trong khó khăn”, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, khẳng định tinh thần “trong nguy có cơ”, “non cao cũng có đường trèo, đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi”, Thủ tướng phát biểu. Tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước của Viettel sau 30 năm thực hiện Thủ tướng nhận định, nguyên nhân mang lại những thành công của Viettel là chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nguyện vọng của Nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để tổ chức thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó là sự nỗ lực vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Viettel các thời kỳ với tinh thần tự lực, tự cường, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự ủng hộ của người dân. Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước. Thủ tướng gợi mở bước đầu một số bài học như: Sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo; cấp trên giao nhiệm vụ nhiều hơn, nặng hơn để truyền cảm hứng, tạo động lực phấn đấu, vượt qua chính mình; luôn luôn đổi mới sáng tạo, luôn luôn hướng tới nhân dân, vì nhân dân phục vụ, hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là động lực và nguồn cảm hứng. Thủ tướng cũng nêu rõ, bên cạnh những lúc đột phá, sự phát triển của Viettel cũng có lúc chững lại. Thủ tướng lưu ý không được say sưa, thỏa mãn, phải luôn khiêm tốn, phát huy, kế thừa những thành quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vươn lên. Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2022 và những năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chúng ta phải tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; xây dựng nền kinh tế VN độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả; phát triển nền công nghiệp hiện đại. Thủ tướng giao nhiệm vụ và mong muốn Viettel kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ; tiếp tục đổi mới sáng tạo, vươn lên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân, trực tiếp là TƯ, Quân ủy Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội5 năm, chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội10 năm, xây dựng một tập đoàn công nghiệp - viễn thông đóng góp tích cực cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cao trách nhiệm, “thượng tôn pháp luật”, hoạt động đúng pháp luật, thực thi pháp luật nghiêm túc, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Viettel có vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số Quốc gia Về công việc cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Viettel phải quyết tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cụ thể, trực tiếp cho Tập đoàn. Trong đó, có việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, là một trong những tập đoàn đóng vai trò dẫn dắt quá trình này, làm trung gian thanh toán chuyển mạch, bù trừ điện tử. Cùng với đó, Viettel cần góp phần xây dựng dữ liệu quốc gia, tăng cường an ninh, an toàn mạng, an toàn viễn thông; phát triển các lĩnh vực viễn thám, logistics và thương mại điện tử. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tổng kết thực tiễn, triển khai đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đúng quy định của Việt Nam và pháp luật nước sở tại; góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển, xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Cùng với đó, tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, đầu tư cho những nơi khó khăn theo hướng lưỡng dụng vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng. Tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, phát triển kinh tế xanh, thích ứng biến đổi khí hậu. Góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, đổi mới quản trị quốc gia. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho ý kiến cụ thể với các nội dung đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn. Những nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách và trách nhiệm của các bộ, ngành địa phương, giao các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. Trước vận hội mới, thời cơ mới, Thủ tướng yêu cầu Viettel tiếp tục kế thừa, phát huy các thành quả đã đạt được, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo, luôn luôn đột phá, không để chững lại, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, sử dụng nguồn lực tập trung, hiệu quả, xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, “khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành liên quan về các cơ chế chính để tạo động lực phát triển, giúp Viettel thực hiện thành công chiến lược giai đoạn tới, đồng thời tiếp tục trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước. Cụ thể Viettel đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Viettel một số nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, phát huy thế mạnh và thể hiện vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, an toàn, an ninh mạng, xây dựng và triển khai nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử. Viettel cũng mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu; nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, hiện đại hóa các cở sở hạ tầng quan trọng như giao thông vận tải, logistic, đô thị, khoa học công nghệ… Viettel đồng thời đề xuất Chính phủ tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhà nướctrong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ; bổ sung mới hành lang pháp lý mới cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có đề xuất Thủ tướng nghiên cứu cơ chế để thực hiện đánh giá trên nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư trên tổng thể thay cho việc đánh giá dựa trên các khoản mục, dự ánđầu tư riêng lẻ và cơ chế thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho hoạt động đầu tư vào khởi nghiệpđổi mới sáng tạo. |