【xem keo bong 88】Nhà nông thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
Hội Nông dân xã Phú Riềng hiện có 11 chi hội, nxem keo bong 88 50 tổ hội với 885 hội viên. Xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp với trên 40 thành viên, 2 câu lạc bộ khuyến ngư, 1 câu lạc bộ làm vườn và 1 tổ hội nghề nghiệp trồng điều năng suất cao với 17 hộ hội viên nông dân tham gia. Toàn xã hiện có 2 hội viên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 14 hội viên đạt cấp tỉnh, 38 cấp huyện, 243 nông dân sản xuất giỏi cấp xã. Nhiều tấm gương nông dân điển hình làm kinh tế giỏi như: ông Nguyễn Sỹ Sóng, Nguyễn Hữu Năm, Ba On, Phạm Văn Độ...
Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp các ngành chức năng huyện Phú Riềng tổ chức tập huấn phòng trừ sâu, bệnh trên cây điều cho nông dân
Nông dân Nguyễn Sỹ Sóng (1957) ở thôn Phú Tân là điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua làm giàu ở xã Phú Riềng. Năm 1987, từ Hải Phòng, ông cùng gia đình vào Bình Phước sinh sống và lập nghiệp. Năm 1990, gia đình ông khai phá 2 ha đất rẫy xuống giống điều và trồng xen các loại cây ngắn ngày như đậu, mì để có thu nhập, lấy ngắn nuôi dài. Nhờ chịu khó và tích cực tham gia những buổi tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất do hội nông dân các cấp tổ chức, đến nay gia đình ông sở hữu 4 ha điều, 5 ha cao su cho thu nhập ổn định. Hằng năm, gia đình ông thu nhập khoảng 800 triệu đồng. Ông trở thành hội viên nông dân nòng cốt của xã và là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 7 năm liền cấp huyện, được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Ông cũng tham gia Ban Thường vụ Hội Nông dân xã, thường xuyên tham mưu, đóng góp ý kiến xây dựng phong trào công tác hội đạt hiệu quả. Hằng năm, ông tích cực chia sẻ, hướng dẫn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho trên 100 lao động trong và ngoài xã; tạo điều kiện việc làm và thu nhập ổn định cho 6 lao động trong thôn với mức lương 5 triệu đồng/tháng/người.
Từ 2 ha đất ban đầu, gia đình ông Phạm Mạnh Thêm (1959) ở thôn Phú Thịnh cũng trồng điều và xen canh các loại cây họ đậu, mì để có thêm thu nhập. Qua gần 40 năm làm kinh tế, đến nay gia đình ông đang quản lý 25 ha cao su và cây điều ghép cho thu nhập ổn định khoảng 1,5 tỷ đồng/năm. Ông luôn đi đầu trong mọi phong trào hoạt động của hội và địa phương phát động, chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với cán bộ, hội viên. Ông cũng là hội viên nông dân nòng cốt sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền cấp huyện và năm 2016 đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 6 lao động trong xã với mức lương 5 triệu đồng/tháng/người...
Để giúp hội viên nông dân thực hiện phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi hiệu quả, từ năm 2012 đến nay, Hội Nông dân xã phối hợp các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức 60 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, phòng trị sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi cho hơn 4.000 lượt nông dân. Cùng các doanh nghiệp cung ứng trên 100 tấn phân bón, 3.000 cây điều giống, ca cao với hình thức trả chậm 50% không tính lãi, giúp nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp như mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Hội Nông dân xã còn xây dựng quỹ xoay vòng tại các chi, tổ hội hơn 400 triệu đồng, giải ngân cho 20 hộ vay không lãi phát triển sản xuất. Công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách luôn được quan tâm và thực hiện. Tổng dư nợ Ngân hàng chính sách xã hội hơn 5 tỷ đồng, cho 182 hộ vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì dưới 0,1%. Từ năm 2012 đến nay, các cấp hội đã vận động xây dựng 6 căn nhà tình thương cho hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở; giúp đỡ 56 hộ hội viên thoát nghèo, nhiều hộ trong số đó đã có đời sống, thu nhập khá, thậm chí có hộ vươn lên làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hội viên nghèo xuống còn 15 hộ, chiếm 1,88%. Bên cạnh hỗ trợ phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã còn tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều việc làm cụ thể như đóng góp tiền, ngày công, tu sửa 25km đường nông thôn, 5km kênh mương nội đồng, 12 cầu cống, 11 nhà văn hóa thôn, 7km đường điện chiếu sáng trị giá trên 5 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu” đã giúp nhiều nông dân Phú Riềng làm giàu và thoát nghèo bền vững. Sức lan tỏa rộng lớn của phong trào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tích cực đưa xã về đích nông thôn mới trong năm 2017.
Vũ Nam
相关推荐
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
- Đến nhà người yêu, vừa thấy mặt bố bạn trai tôi liền quay đầu bỏ chạy
- Những ngày văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- Yêu cầu DN bảo hiểm phi nhân thọ báo cáo thiệt hại do mưa lũ
- Quà 8/3 cho mẹ ý nghĩa nhân ngày quốc tế phụ nữ năm 2023
- Hà Nội thu giữ 1 tấn nhân bánh trung thu Trung Quốc