TPHCM: Trên 173.000 người thuộc nhóm nguy cơ cần bảo vệ |
TPHCM hiện chỉ xét nghiệm tầm soát cộng đồng với các nhóm nguy cơ cao. Ảnh HCDC |
Thứ nhất là người dân tự xét nghiệm khi xuất hiện triệu chứng hoặc có tiếp xúc nghi ngờ nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì thông báo cho lực lượng y tế địa phương.
Thứ hai là xét nghiệm sàng lọc người có nguy cơ và nghi ngờ tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Thứ ba là khi phát hiện trường hợp F1, cơ quan y tế sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và ghi nhận người có kết quả dương tính.
Thứ tư là người dân được phát hiện dương tính thông qua tầm soát tại các địa điểm nguy cơ cao. Bên cạnh đó, những F0 cộng đồng cũng được phát hiện thông qua xét nghiệm ngẫu nhiên ở nhiều cơ quan, xí nghiệp, nơi tập trung đông người.
Quận 10 là địa phương duy nhất tại TPHCM thuộc vùng nguy cơ lây nhiễm cao dịch Covid-19. Thông tin tại buổi họp báo chiều ngày 20/12, ông Bùi Thế Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 10 cho biết, nguyên nhân tăng cấp độ dịch trên địa bàn quận là do đây là địa bàn giao thoa nhiều tuyến giao thông; người lao động từ các nơi về lưu trú trên địa bàn; người dân giao lưu sinh hoạt còn chủ quan trong phòng chống dịch; việc tầm soát người nhóm nguy cơ cao đã phát hiện thêm nhiều ca bệnh.
Để kiểm soát tình hình dịch bệnh, theo ông Hải, quận 10 đang tổ chức các giải pháp để giảm cấp độ dịch trên địa bàn. Cụ thể, chỉ đạo các phường giảm tổ chức các sự kiện, không bán rượu bia trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát các khu nhà trọ trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu F0 được thăm khám, phát thuốc kịp thời.
Song song đó, huy động các nhân viên y tế nghỉ hưu, nhà thuốc tư nhân, phối hợp với các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược, Hội Thầy thuốc trẻ, nhân viên y tế tại các phòng khám đa khoa cùng tham gia chăm sóc F0. Quận 10 cũng hình thành 2 trạm oxy để sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị trên địa bàn.
Về chế độ phụ cấp cho các tình nguyện viên tham gia chống dịch, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, theo quy định hiện hành, nhóm này được chi theo diện hỗ trợ một phần kinh phí liên quan phụ cấp chống dịch với số tiền 250.000 đồng/người/ngày. Hiện, Sở Y tế đề xuất mức 4.420.000 đồng/người/tháng và được các sở, ban, ngành đồng tình. Tuy nhiên, theo Nghị định 163, chế độ tiền lương phụ cấp phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quản lý ngành. Hiện UBND đã gửi văn bản lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan.
Về việc nhà thuốc tham gia phát túi thuốc A,B,C cho F0, bà Mai cho biết, tùy thuộc vào nhu cầu thực tiễn của các địa phương, nếu địa phương có nhu cầu thì sẽ lựa chọn nhà thuốc để phát và báo cáo Sở Y tế (kiểm soát chặt chẽ việc cấp phát thuốc đúng người).
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, sau 7 ngày khối 9 và 12 trở lại trường, cơ quan chức năng phát hiện 34 F0 gồm 4 giáo viên, 3 nhân viên và 27 học sinh. Theo ông Trọng, số lượng F0 tăng nằm trong dự kiến của nhà trường và được các cơ sở giáo dục xử lý an toàn theo kịch bản. Việc dạy học ở những lớp có F0 vẫn tiến hành bình thường. |