【xếp hạng bóng đá la liga】Chính phủ đề xuất sử dụng hơn 182.000 tỷ đồng vốn dự phòng
Chiều 22/10,ínhphủđềxuấtsửdụnghơntỷđồngvốndựphòxếp hạng bóng đá la liga Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016 - 2020.
Nâng trần vốn ODA lên 360.000 tỷ đồng
Theo báo cáo, sau 3 năm thực hiện kế hoạch, tỷ trọng đầu tư công trên GDP dịch chuyển tích cực, phù hợp với các mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công đã đề ra. Tính đến năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước giảm xuống còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội, tương đương 11,6% GDP.
Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020; khắc phục cơ bản tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện, không căn cứ khả năng cân đối vốn. Tổng số dự án của KHĐTCTH là 9.620 dự án (không bao gồm các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia), chỉ bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước về số dự án. Bố trí vốn trong KHĐTCTH thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương (NSTW) tính đến ngày 31/12/2014, thu hồi phần lớn số vốn ứng trước.
Tại báo cáo, Chính phủ cũng đề xuất về phương án sử dụng dự phòng KHĐTCTH. Theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội, tổng mức vốn dự phòng chung là 200.000 tỷ đồng. Sau khi trừ đi phần đã sử dụng và cộng thêm số thu hồi về dự phòng thì số vốn dự phòng chung còn lại tính đến nay là 182.161,887 tỷ đồng.
Đồng thời, Chính phủ đề nghị nâng mức trần vốn vay ODA giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng 360.000 tỷ đồng, cao hơn 60.000 tỷ đồng so với hạn mức 300.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Chính phủ đề xuất trong quá trình điều hành kế hoạch hằng năm, sẽ kết hợp hài hòa, điều chuyển lẫn nhau giữa nguồn vốn ODA và nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) nhằm vừa đảm bảo nguồn vốn thực hiện các dự án, vừa không vượt hạn mức 2 triệu tỷ đồng tổng mức đầu tư công của cả giai đoạn.
Vẫn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách trung ương
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) đánh giá bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện KHĐTCTH còn những tồn tại, hạn chế như việc xác định danh mục các dự án đầu tư công theo thứ tự ưu tiên trong KHĐTCTH còn vướng mắc; còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang; chưa thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm, chưa bảo đảm tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian giao vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân, hiệu quả nguồn vốn.
Tỷ lệ giải ngân trong năm 2016, 2017 thấp, nhất là nguồn TPCP. Nhiều chương trình mục tiêu dự kiến phải kéo dài thời gian thực hiện sang giai đoạn sau, tỷ lệ giao vốn thấp, phê duyệt chậm. Việc xây dựng danh mục đối với nguồn vốn ODA chưa bảo đảm tính chính xác, nhiều dự án chưa được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng; xây dựng kế hoạch chưa bao quát hết các hiệp định đã ký kết, làm tăng áp lực cân đối giữa các nguồn vốn, dẫn đến vượt mức trần 300.000 tỷ đồng vốn ODA trong KHĐTCTH.
Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm chưa đạt yêu cầu đặt ra; một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư.
Về thể chế, một số quy định của Luật Đầu tư công và văn bản hướng dẫn chưa chi tiết, chưa bảo đảm tính hợp lý.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, theo UBTCNS là do nhận thức, tư duy, chất lượng của một bộ phận cán bộ còn chưa theo kịp quá trình đổi mới theo yêu cầu của Luật Đầu tư công và Nghị quyết 26 của Quốc hội, vẫn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn NSTW.
Về chủ trương sử dụng nguồn dự phòng chung, đa số ý kiến trong UBTCNS cho rằng, trong lúc cân đối NSNN còn nhiều khó khăn, nhiều dự án thiếu vốn, nếu không được sử dụng kịp thời nguồn dự phòng chung thì rất nhiều dự án sẽ bị đình trệ. Do đó, UBTCNS trình Quốc hội xem xét, quyết định cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong UBTCNS cho rằng nguồn vốn NSTW không cân đối được theo đề nghị bố trí kế hoạch của Chính phủ; đề nghị chưa sử dụng dự phòng chung.
Về điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài, đa số ý kiến UBTCNS tán thành trình Quốc hội cho phép bổ sung kế hoạch vốn theo đề xuất của Chính phủ, để tránh lãng phí nguồn lực, đảm bảo cam kết với nhà tài trợ.
Đối với đề nghị của Chính phủ chuyển từ vay lại sang Nhà nước đầu tư trực tiếp của một số dự án, UBTCNS cho rằng, theo quy định tại nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội thì không được phép chuyển thành vốn cấp phát. Tuy nhiên các nghị quyết này được ban hành trước thời điểm những dự án này phát sinh. Do đó, đề nghị sau khi có kết luận của Bộ Chính trị thì tiếp tục xử lý.
Đối với dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đề xuất bố trí thêm 29.000 tỷ đồng. Hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị hướng xử lý, trên cơ sở đó, cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư./.
Hoàng Yến
相关推荐
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Biệt thự The Kanal Town
- Toyota RAV4 2021 bản chạy điện chính thức lộ diện
- Chốt lịch ra mắt vào tháng 10 tại Việt Nam, Honda Accord 2019 có gì đáng chú ý?
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- Ô nhiễm không khí, chung cư xanh lên ngôi
- Giá vàng hôm nay ngày 1/10: Vàng ‘lao dốc không phanh’, có nên bán tháo?
- Ế tại Việt Nam, mẫu ô tô này lại top 1 toàn Đông Nam Á với hơn trăm nghìn người mua