Theườidâncầnlưuýphânloạitingiảtrênkhônggianmạkq bundesliga 2o Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, tin giả được phân loại thành tin giả thương mại, chính trị và đời sống xã hội. Tin giả về đời sống xã hội Những nội dung do người dùng mạng xã hội đăng tải để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân về vấn đề hay một đối tượng nhất định, chủ yếu là về những vấn đề nóng trong xã hội, được dư luận quan tâm, thường chỉ nhằm mục đích như sống ảo, câu like, câu view, kiếm lượng người theo dõi, đăng ký (subscribe) vì muốn được nổi tiếng hoặc để phục vụ việc kinh doanh online. Những bài viết này có thể kèm theo hình ảnh, video, trích dẫn bị cắt ghép hoặc liên kết sai (chú thích không liên quan đến nội dung bài viết) nhằm khiến người đọc, người xem hiểu sai bản chất sự việc. Tin giả về chính trị Hình thức này nhằm mục đích gây rối loạn xã hội, thông tin xuyên tạc, hạ bệ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm chống phá chế độ. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh vào thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội... Các đối tượng xấu thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin cậy và cắt ghép, pha trộn với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm để thổi phồng những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền. Tin giả trở nên nguy hiểm khi nó có thể định hình thế giới quan, nhận thức, suy nghĩ của một số cá nhân, cộng đồng dẫn đến những suy nghĩ và hành động lệch lạc. Ảnh minh họa |