当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bảng xếp hạng usl championship】Quản lý thuế thương mại điện tử: 100% phải thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử

【bảng xếp hạng usl championship】Quản lý thuế thương mại điện tử: 100% phải thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử

2025-01-25 11:40:10 [Cúp C1] 来源:88Point
quan ly thue thuong mai dien tu 100 phai thuc hien khai thue nop thue dien tu 104721Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý thuế thương mại điện tử
quan ly thue thuong mai dien tu 100 phai thuc hien khai thue nop thue dien tu 104721Một số khuyến nghị để quản lý thuế thương mại điện tử
quan ly thue thuong mai dien tu 100 phai thuc hien khai thue nop thue dien tu 104721Sửa Luật Quản lý thuế: Bịt "lỗ hổng" quản lý thuế thương mại điện tử
quan ly thue thuong mai dien tu 100 phai thuc hien khai thue nop thue dien tu 104721
Cần phải học tập các nước trên thế giới cách đơn giản hóa việc đăng ký, kê khai và nộp thuế. Ảnh: Thùy Linh.

Nhiều khái niệm "lỗi thời"

Nhiều giải pháp để quản lý thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới đã được ngành Thuế tích cực thực hiện suốt thời gian qua, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, thực tế, quản lý thu thuế nhà thầu đối với các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn còn bất cập, nhất là đối với các thu nhập phát sinh từ các trang mạng xã hội Google, Facebook, Youtube,...

"Các doanh nghiệp và cá nhân có giao dịch có tốc độ tăng trưởng nhanh. Một số doanh nghiệp có doanh thu hàng năm cả trăm tỷ đồng. Các cá nhân cũng có phát sinh thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Các khoản thu nhập này đều được chuyển về Việt Nam cho người thụ hưởng thông qua các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế, còn lại chưa kê khai nộp thuế", ông Huy nêu thực trạng.

Bàn về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, thách thức lớn nhất trong việc quản lý thuế đối với nền kinh tế số là việc thay đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Nhờ có ứng dụng công nghệ nên doanh nghiệp có thể thu hẹp về khoảng cách, thời gian, giảm chi phí và không cần phải có sự hiện diện của thể nhân và pháp nhân thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Trong khi đó, theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký với các nước, một doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó có một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp thực hiện một phần, hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.

"Khái niệm cũ với cơ sở kinh doanh mang tính vật chất không còn phù hợp trong thời kỳ kỹ thuật số. Khái niệm này cho thấy, một doanh nghiệp nước ngoài nếu không có cơ sở thường trú thì sẽ không có cơ sở để thu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, bây giờ xác định thế nào là cơ sở thường trú với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật số? Ta phải định nghĩa lại, không thể dựa vào nguyên tắc cũ”, ông Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Đơn giản hóa khai, nộp thuế điện tử

Đề cập đến các giải pháp để quản lý thuế đối với các giao dịch điện tử xuyên biên giới, ông Jonathan Leigh Pemberton, Chuyên gia thuế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, đối với thuế gián thu (thuế Giá trị gia tăng), nhiều nước áp dụng nguyên tắc người dùng ở đâu thì cơ sở tính thuế là tại nước đó. Nghĩa là, nếu người dùng tại Việt Nam thì cơ sở thuế là tại Việt Nam, nghĩa vụ thuế của các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng phát sinh tại Việt Nam.

Cũng theo ông Jonathan Leigh Pemberton, cần phải tạo ra một cổng thông tin trực tuyến giúp cho các nhà cung ứng nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký, kê khai và nộp thuế trực tuyến. "Thuế Giá trị gia tăng là thuế gián thu, nghĩa là thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, tuy nhiên nhà cung cấp dịch vụ phải nộp thay cho họ và phải kê khai, nộp thuế. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ ở ngoài Việt Nam, việc khai thuế, nộp thuế phải được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử", chuyên gia WB dẫn giải.

Muốn làm được như vậy, theo ông Jonathan, cần phải học tập các nước trên thế giới cách đơn giản hóa việc đăng ký, kê khai và nộp thuế. Tất cả các bước này đều được thực hiện qua mạng internet. Đây là một mô hình đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới, một thông lệ được coi là tốt nhất hiện nay và Việt Nam đang hướng đến.

Bàn về hình thức khấu trừ thuế qua ngân hàng thương mại, ông Jonathan cho rằng, đã có một số nước áp dụng hình thức này, tuy nhiên cũng còn nhiều thách thức vì các ngân hàng thương mại không thể xác định được đâu là khoản thanh toán liên quan đến giao dịch điện tử, đâu là khoản thanh toán không liên quan đến giao dịch điện tử.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước góp ý, để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới hiện nay, các giao dịch cần phải được thanh toán thông qua các cổng thanh toán trực tuyến do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

"Tổng cục Thuế nên xây dựng cơ sở dữ liệu có kết nối với ngành ngân hàng, viễn thông; sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cập nhật kịp thời việc kê khai, nộp thuế để quản lý thuế hiệu quả hơn", ông Lê Anh Dũng khuyến nghị.

Chuyên gia của WB cũng nhấn mạnh, muốn quản lý thuế hiệu quả cần phải đảm bảo công bằng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và kinh doanh thương mại điện tử. Nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước khi đưa ra các cơ chế chính sách về thuế phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại điện tử phát triển, không tạo ra những rào cản đối với người tiêu dùng.

Theo ông Lưu Đức Huy, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5/2019 có bổ sung quy định: Các nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động thương mại điện tử thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam. Đồng thời, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng quy trình đăng ký thuế đơn giản như mở trên website của Tổng cục Thuế hệ thống ứng dụng để hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và kê khai, nộp thuế qua mạng.

Ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Fado (Quản lý một sàn giao dịch thương mại điện tử):

Chính phủ cần xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới ra vào Việt Nam. Các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ thương mai điện tử xuyên biên giới B2C (từ doanh nghiệp tới khách hàng) phải cập nhật thông tin theo đơn hàng, phương thức thanh toán và logistics cho Hải quan theo thời gian thực thông qua nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Dữ liệu tại đó sẽ được các cơ quan Hải Quan, Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Cục đo lường kiểm định Việt Nam cùng giám sát, khai thác, đối soát, kiểm tra để cơ quan Hải quan làm cơ sở để xác định giá trị sản phẩm xuất nhập khẩu, từ đó , cơ quan thuế xác định doanh thu để truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ông Vương Chí Quang, Đại diện Công ty cổ phần VNG:

Cần đơn giản hóa chính sách thuế hơn nữa để các doanh nghiệp nước ngoài kê khai, nộp thuế, hoặc hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài có thể sử dụng đại lý thuế tại Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ thuế. Về thuế suất, cần quy định thống nhất mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Việc này được nhiều quốc gia trên thế giới như Na Uy, Hàn Quốc, New Zealand… áp dụng.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读