【bình dương vs hải phòng】Môi trường kinh doanh năm 2019: Ngành nào “sải bước”, ngành nào "dậm chân..."?
Môi trường kinh doanh cần những cải cách thực chất, mạnh mẽ | |
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh | |
Ấn tượng chỉ số nộp thuế tại Báo cáo môi trường kinh doanh 2020 |
Đánh giá mức độ chuyển biến trên một số lĩnh vực Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 trên cả nước năm 2019. |
Điểm sáng cải cách là lĩnh vực Hải quan và Thuế
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019 được Chính phủ ban hành mới đây cho biết, Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát những quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; lập danh mục các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. |
Ngày 1/1/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP (Nghị quyết 02) về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Thay thế cho các Nghị quyết 19 trước đây, Nghị quyết 02 đã đưa ra nhiều điểm mới, có những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2019-2021 là đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 ở tất cả các bảng xếp hạng, cùng với những giải pháp cụ thể cho các bộ, ngành và người đứng đầu bộ, ngành đó. Thực hiện những chỉ đạo này, các bộ, ngành đều nỗ lực cải cách vì DN. Kết quả là Việt Nam liên tục thăng hạng trong một số bảng đánh giá về cải cách, đánh giá tiềm năng kinh doanh của một số tổ chức kinh tế quốc tế. Diễn đàn Kinh tế thế giới mới đây đã công bố Việt Nam tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019.
Báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ – Từ góc nhìn DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, các lĩnh vực về đăng ký DN và tiếp cận điện năng tiếp tục được đánh giá cao; thuế và hải quan cũng được nhận định là đang có những chuyển biến tích cực. Đối với việc nộp thuế, sự cải thiện trong năm 2019 rất đáng kể khi Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều giải pháp, kế hoạch hành động, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ DN.
Khảo sát của VCCI với hơn 1.700 DN về sự hài lòng của các thủ tục hành chính thuế năm 2019 cho thấy, 97% DN đồng ý với nhận định thủ tục nộp thuế điện tử dễ thực hiện, chỉ 3% nhận định khó khăn, chủ yếu do vấn đề đường truyền dữ liệu tắc nghẽn khi đến kỳ nộp thuế và tốn kém chi phí sử dụng chữ ký số. Nhờ đó, chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội trong báo cáo Doing Business 2020 đã giảm đáng kể so với báo cáo 2019.
Cũng tại Nghị quyết 02, Chính phủ đã đưa ra nhiều yêu cầu về công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nghị quyết đặt ra là các bộ, ngành phải áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển sang hậu kiểm, minh bạch về danh mục hàng hóa… Theo Tổng cục Hải quan, nếu như quý II/2015, số mặt hàng thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành là hơn 82.600, thì đến nay đã cắt giảm được hơn 12.600 mặt hàng, còn lại hơn 70.000 mặt hàng. Tuy nhiên, kết quả rà soát tại các DN của VCCI cho thấy, chỉ khoảng 15-27% DN đánh giá việc thực hiện các thủ tục trên là dễ hoặc rất dễ thực hiện. Với các thủ tục kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng một cửa quốc gia được các DN nhận xét, số lượng thủ tục và hồ sơ qua hệ thống một cửa ngày một tăng. Tuy nhiên, số lượng thủ tục hành chính có thể làm hoàn toàn với cấp độ 4 (hoàn toàn điện tử) chưa nhiều, đa số phải nộp kèm bản giấy.
Các DN đều đặt nhiều kỳ vọng vào sự cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới. Ảnh: ST. |
DN vẫn “phàn nàn”
Mặc dù cải cách nhiều, nhưng vẫn còn không ít “phàn nàn” về sự chậm trễ, thậm chí là không cải cách mà là “cải lùi” của nhiều lĩnh vực. Các DN còn phản ánh về sự thay đổi, bất ổn của chính sách khiến họ không thể dự báo được để có những kế hoạch kinh doanh dài hạn, chắc chắn.
Báo cáo của VCCI cho biết, nếu vẫn còn tới 48% DN phải xin giấy phép con, nghĩa là nếu nhân với hơn 714.000 DN hiện nay thì có đến gần 350.000 DN vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó. Bên cạnh đó, với các quy định về điều kiện kinh doanh, năm 2019, thực hiện theo Nghị quyết 02, các bộ đã tiếp tục đưa ra Nghị định cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực do mình quản lý. Tuy nhiên, chỉ một số Bộ là: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đã đưa ra dự thảo Nghị định cắt giảm, còn nhiều bộ, ngành khác, theo VCCI là có vẻ không muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này vì đã làm ở đợt cắt giảm năm 2018. Do đó, mức độ cắt giảm không còn được mạnh mẽ như năm trước, nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không minh bạch, không khả thi.
Chia sẻ về những khó khăn của DN, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, dường như các bộ, ngành có sự nể nang nhau nhiều, kéo theo khi DN kiến nghị sửa đổi lại không đạt được kết quả sửa đổi 100%, có những kiến nghị nói đi nói lại nhưng vẫn chưa thông. Đơn cử như chỉ tiêu xả thải của ngành Tài nguyên Môi trường đang làm khó DN. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản đang gặp vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường khi áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản. Các vi phạm chủ yếu ở các nội dung vượt ngưỡng chỉ tiêu phốt pho và nitơ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản (QCVN 11:2015) vẫn chưa có trong kế hoạch ban hành QCVN. Hiệp hội cũng đã tiến hành khảo sát vào tháng 10 năm ngoái, nhưng hơn 1 năm qua khó khăn vẫn còn đó. Ông Nam cho rằng, sự chậm trễ này khiến các DN khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ khi xuất khẩu, nhất là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang cận kề thời điểm thực thi.
Nói về những chồng chéo của các quy định pháp luật còn tồn tại, TS. Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh Thuốc thú y Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 (Fivevet) cho hay, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo cũng như đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nhưng còn nhiều văn bản đang chồng chéo lên nhau, nếu tiếp tục thực thi sẽ gây khó cho DN. Đối với lĩnh vực thuốc thú y, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa hoc và Công nghệ, Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra những quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy. Nhưng thuốc thú y là sản phẩm sản xuất có điều kiện đặc thù, phải có nhà máy, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản đạt các tiêu chuẩn quốc tế, nên việc phải chịu quản lý theo các quy định hợp chuẩn, hợp quy trong nước sẽ khiến các quy định chồng chéo. Hơn nữa, Thông tư 28 quy định hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm cùng với tần suất đánh giá giám sát ít nhất 12 tháng 1 lần, trong khi hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm là 5 năm, điều đó có nghĩa là trong khi sản phẩm còn thời hạn lưu hành thì DN phải thực hiện lại một lần nữa thủ tục công bố hợp quy.
Ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Việt Nam nỗ lực và quyết tâm hơn nữa Trong khoảng những năm 2010-2016, Việt Nam đã có những cải cách rất tốt, nâng lên được các thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên, 2-3 năm gần đây, nhiều thứ hạng của Việt Nam không tăng đáng kể. Nguyên nhân bởi các cải cách đơn giản, dễ thực hiện đã làm hết rồi, còn lại những cải cách khó khăn, phức tạp hơn. Do đó, Việt Nam phải có những nỗ lực và quyết tâm hơn nữa. WB sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam đưa ra những kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao hoạt động cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·M.A.P Design
- ·Giao dịch vàng số lượng lớn sẽ bị đưa vào “tầm ngắm” trong thời gian tới
- ·Mazda triệu hồi gần 10.000 xe CX
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Bộ Y tế đề nghị các địa phương gửi nhu cầu vaccine tiêm chủng mở rộng năm 2025
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kịp
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Doanh nghiệp giày da Việt Nam đối mặt với nhiều quy định mới tại thị trường xuất khẩu
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA
- ·Rạng rỡ những nụ cười xinh tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
- ·Ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Giữ vững cân đối thu ngân sách Nhà nước: Bảo đảm ‘thu đúng, thu đủ, thu kịp thời’
- ·Tăng cường quản lý xe đưa đón học sinh trước thềm năm học mới
- ·Năm 2022, Cục Hải quan Long An thu ngân sách nhà nước đạt 4.838 tỉ đồng
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·TP.HCM: Hàng loạt doanh nghiệp do quảng cáo, sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn