Tại Hội nghị khoa học phòng,Ápdụngthảoluậnđachuyênkhoatrongđiềutrịungthưmonaco vs reims chống ung thư thường niên năm 2016, bác sĩ Phan Cảnh Duy, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học hợp tác Quốc tế Trung tâm Ung bướu, thư ký hội nghị cho biết, lần này hội nghị có nhiều đề tài về điều trị chuẩn theo tiêu chuẩn Quốc tế, đặc biệt là phần thảo luận đa chuyên khoa (Tumour board), Đây là phần thảo luận các ca lâm sàng khó, cần sự đóng góp ý kiến của đội ngũ các bác sĩ ở các lĩnh vực khác nhau với mục đích đưa ra được liệu pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Ung thư là một bệnh lý phức tạp, việc chẩn đoán và điều trị liên quan đến nhiều chuyên khoa: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch, điều trị đích, y học hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh lý, phục hồi chức năng, tạo hình, điều dưỡng, chăm sóc giảm nhẹ... Tại các nước có nền y học phát triển, tất cả những ca bệnh ung thư phải được thông qua một hội đồng đa chuyên khoa (Tumor Board) nhằm đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu, vừa đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất chi phí y tế không phù hợp, tiết kiệm cho người bệnh cũng như tài chính quốc gia. Hội đồng đa chuyên khoa điều trị ung thư bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực: Phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng... hội chẩn theo lịch đã phân công, khi thảo luận phải công tâm, không lạm dụng các phương pháp điều trị đắt tiền và phải dựa trên bằng chứng y học được công nhận trên thế giới. Hội đồng hoạt động trên cơ sở đồng thuận với sự thảo luận chặt chẽ giữa các chuyên ngành. PGS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Chủ tịch Hội Ung thư tỉnh cho rằng: Tại Việt Nam, hoạt động Tumor board còn đơn lẻ, mang tính tự phát, chưa phổ cập. Người bệnh ung thư tại Việt Nam chưa được hưởng lợi ích tối đa thông qua ý kiến hội chẩn đa chuyên khoa. Ba năm nay (2013-2016), Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện TW Huế và Bộ môn Ung bướu - Trường Đại học Y Dược Huế liên kết chặt chẽ trong công tác đào tạo, tập huấn, đào tạo liên tục cho bác sĩ chuyên ngành ung thư, bác sĩ sau đại học, điều dưỡng, sinh viên y khoa để đáp ứng nguồn nhân lực cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện hạt nhân của 7 bệnh viện vệ tinh về chuyên ngành ung thư, thường xuyên triển khai các gói kỹ thuật về bệnh lý ung thư cho các bệnh viện vệ tinh đã có khoa ung bướu nhằm phát triển mạng lưới phòng, chống bệnh ung thư trên địa bàn hai đơn vị chịu trách nhiệm, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc và điều trị bệnh ung thư. Bệnh viện chủ động tiên phong trong việc triển khai hoạt động hội chẩn đa chuyên khoa điều trị bệnh ung thư, với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của các chuyên gia ung thư thuộc Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), theo nhu cầu từng chủ đề ung thư phổ biến tại Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 2-5 đoàn chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau đến làm việc và hỗ trợ tập huấn hội chẩn đa chuyên khoa cho các loại bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác liên tục từ năm 2013, hai đơn vị vừa là thành viên tham gia tập huấn, vừa đảm trách vai trò chuyên gia ung thư cùng các giáo sư bác sĩ nước ngoài. Các bác sĩ giáo sư nước ngoài là thành viên của ASCO, đến từ nhiều nước (Hoa Kỳ, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông ...) thông qua chương trình Health Volunteer Overseas/ASCO. Chương trình này cập nhật thông tin qua trang web của ASCO. Các chủ đề được tập huấn và triển khai từ năm 2013 đến nay tại Trung tâm Ung bướu - BVTW Huế và Bộ môn Ung bướu - Đại học Y Dược Huế, gồm ung thư phổi, ung thư đầu - cổ, ung thư tiêu hóa, ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư phổi, dược ung thư, điều dưỡng, ung thư ở trẻ em, xạ trị ung thư; ung thư tiêu hóa - gan mật, ung thư phụ khoa, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ. PGS. TS, bác sĩ Phạm Như Hiệp cho rằng, thông qua hoạt động Tumor Board, người bệnh được chăm sóc và điều trị ung thư tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Phác đồ được áp dụng mang tính khách quan, dựa trên bằng chứng y học, không lạm dụng kỹ thuật và thuốc men, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Tumor Board là hoạt động bổ ích, giúp thầy thuốc vừa được chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, vừa được cập nhật kiến thức từ các chuyên gia và đồng nghiệp. Phác đồ sẽ được áp dụng cho từng bệnh nhân cụ thể, phù hợp với các hướng dẫn của quốc tế. Hoạt động này sẽ được triển khai đến các bệnh viện vệ tinh thông qua việc tập huấn cho các bác sĩ ung thư tuyến tỉnh, vừa trang bị cho tuyến dưới kiến thức về chăm sóc và điều trị ung thư, vừa tạo mối liên kết chặt chẽ với bệnh viện tuyến trên để chọn lựa nơi điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Hiện có khá nhiều bệnh nhân ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế ra nước ngoài chữa bệnh ung thư với chi phí cao. Họ không biết rằng, Trung tâm Ung bướu là địa chỉ tin cậy để bệnh nhân điều trị theo phác đồ chuẩn Quốc tế . Đinh Hoàng Xuân Hồng |