Bị cáo Bình cho rằng cáo trạng truy tố mình không đúng. Bị cáo nhận thấy bản thân đã thực hiện đầy đủ,ênPhóThốngđốcNHNNĐặngThanhBìnhkhẳngđịnhđãlàmđúngquyđịthứ hạng của cagliari đúng quy định và trách nhiệm được giao. Do vấn đề tái cơ cấu rất quan trọng nên đều phải xin ý kiến của Thống đốc ngân hàng, đưa ra tập thể lấy ý kiến. Bị cáo khẳng định rằng chưa bao giờ tự mình quyết định.
Trả lời câu hỏi của VKS về trách nhiệm của bị cáo trong việc gây thất thoát 15.000 tỷ tại VNCB, bị cáo Bình cho rằng những vi phạm của ngân hàng VNCB có liên quan đến việc chấp hành quy định hoạt động an toàn ngân hàng. Trong đó, có 3 đơn vị liên quan là tổ giám sát, NHNN Long An và Cơ quan thanh tra giám sát. Bị cáo có trách nhiệm chỉ đạo chung, không chịu trách nhiệm quyết định trừ những trường hợp mà cơ quan thanh tra giám sát có đề xuất cụ thể, xin ý kiến nếu vượt thẩm quyền của cơ quan thanh tra giám sát.
Theo trình bày của bị cáo Bình, các báo cáo trình đều đến cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, qua tham mưu rồi mới tới bị cáo.
Sau phần xét hỏi nbị cáo Đặng Thanh Bình, đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa cho rằng có nhiều vấn đề liên quan đến vai trò, trách nhiệm của thanh tra giám sát NHNN, vì vậy Viện KSND đề nghị HĐXX triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN đến tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Có mặt tại tòa, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát NHNN cho biết trong báo cáo của Tổ giám sát VNCB thì có báo cáo số 78 ngày 16/8/2014 có nêu một số dấu hiệu vi phạm của VNCB. Sau khi nhận được báo cáo này thì Cơ quan thanh tra giám sát NHNN đã tham mưu và Thống đốc NHNN đã ra văn bản chỉ đạo VNCB lập tức thu hồi các khoản tiền liên quan. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo cần tăng cường giám sát VNCB.
Trước đó, bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát VNCB) cho biết, theo nhận thức của bị cáo Quyết định 12 của NHNN chỉ cho tổ giám sát được quyền có kiến nghị, đề nghị, đề xuất và báo cáo ngoài ra không có quyền lực nào khác.
Bị cáo Phước cho rằng Tổ giám sát đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình, báo cáo kịp thời, nhưng trong khoảng thời gian dài, tổ giám sát không nhận được phản hồi của NHNN về những báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất. Mãi đến tháng 9/2011 mới nhận được hai văn bản của lãnh đạo NHNN chỉ đạo, đề nghị ngân hàng thu hồi lại tiền đã cho vay.
Bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN Long An, Tổ trưởng giám sát VNCB) khai việc phụ trách tổ giám sát là công việc mới mẻ và không được hướng dẫn cụ thể nên bị cáo phải tự mày mò làm. Ngoài ra, các bị cáo đều cho biết, các công việc tại tổ giám sát đều là kiêm nhiệm, trong thời gian tham gia tổ giám sát vẫn phải đảm bảo hoàn thành vai trò, nhiệm vụ tại NHNN.
Theo cáo trạng, bị cáo Đặng Thanh Bình được phân công phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ, trong đó có Ngân hàng Đại Tín. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, bị cáo Bình đã không thực hiện kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phương án của NHNN và kiến nghị của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN. Thay vào đó, bị cáo Bình đã có bút phê: “Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này, cần nghiên cứu đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và của chính NHNN”. Sau đó, bị cáo Bình đã ký công văn chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Điều này đã tạo điều kiện cho Phạm Công Danh vào nắm giữ, quản lý, điều hành Ngân hàng Đại Tín, từ đó thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại nặng nề cho Ngân hàng Đại Tín. Hành vi của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính tín dụng quốc gia và Nhà nước phải mua lại ngân hàng Đại Tín với giá 0 đồng. |