当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhận định atalanta hôm nay】Níu giữ nghề chằm lá

Chằm lá từ lâu đã trở thành một nghề gần gũi,ữnghềchằnhận định atalanta hôm nay thân thuộc gắn bó bao đời nay với mọi người. Ngày nay, tuy những mái nhà lá đã dần được thay thế bằng những mái tôn, mái ngói... nhưng đâu đó vẫn còn những xóm, những người âm thầm theo đuổi nghề chằm lá.

Đối với bà Khéo, đây là nghề đã giúp bà có thu nhập ổn định cuộc sống.

Tìm về ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, chúng tôi có dịp gặp bà Nguyễn Thị Khéo, người có gần 30 năm gắn bó với nghề chằm lá. Cũng như một vài hộ từng theo nghề ở đây, bà Khéo và mọi người không ai biết cái nghề này có từ khi nào, chỉ biết cứ đời trước truyền cho đời sau và đến tận bây giờ. “Năm mới 7 tuổi, tôi theo bà nội học chằm lá, đến năm 9 tuổi tôi đã biết chằm lá để kiếm thêm thu nhập rồi. Nguyên liệu được sử dụng là lá dừa nước, vì vậy, để có lá chằm chúng tôi phải ngâm mình hàng giờ dưới nước để đốn lá dưới các mương, rạch. Đây được xem là khâu cực nhất của cái nghề chằm lá này”, bà Khéo nói.

Để có nguyên liệu, người dân phải chèo xuồng hoặc vỏ lãi xung quanh các kênh, rạch để đốn lá. Lá dừa nước sau khi chặt về, tàu lá nhỏ được chặt thành cỡ bằng nhau, chẻ đôi ở giữa và đem phơi, đây là loại lá xé, được sử dụng lợp nhà và cặp vách. Tàu lá lớn sẽ róc lấy lá, cọng lá đem chẻ nhỏ, chặt thành khúc dài khoảng 1,5-2m rồi phơi khô dùng để làm hom. Khi chằm, lá được gấp đôi kẹp vào hom, kim đã xỏ sẵn dây sẽ dùng để khâu cho lá dính chặt vào hom, kết lại thành tấm. Trước đây, nguyên liệu làm nên tấm lá đều lấy từ cây dừa nước. Tuy nhiên, do lạt lấy từ thân lá dừa nước, dùng để xỏ khi chằm lá sử dụng không được lâu, nên sau này đã được thay thế bằng dây ni-lông.

Bà Khéo bộc bạch: “Nghề này cực lắm, làm riết mấy móng tay mọc ra không nổi luôn, bởi vậy nhiều người ở đây đã bỏ nghề hết rồi. Do nhà nghèo, công việc làm thuê, làm mướn không ổn định, nên tôi mới bám trụ với nghề này để kiếm thêm chút đỉnh thu nhập”. Trung bình 100 lá được bỏ mối cho thương lái, với giá từ 150.000-200.000 đồng, theo đó người chằm sẽ lời được từ 30.000-40.000 đồng. Hiện nay, do diện tích dừa nước không còn nhiều như trước đây, nên đa phần để có nguyên liệu người chằm lá phải mua dừa nước theo đám với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/đám lá.

Cũng từng gắn bó với nghề chằm lá hơn 40 năm, bà Nguyễn Thanh Xuân, ở ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, tâm sự: “Hồi xưa, cả gia đình tôi đều sống bằng nghề này, lúc đó khoảng nửa tháng là đã có ghe vào lấy lá, thấy ham lắm. Rồi gần chục năm trở lại đây, khi lá chằm khó tiêu thụ, có lần chằm xong không bán được gia đình tôi phải bỏ xuống ghe chở xuống tận Bạc Liêu, Cà Mau để bán. Cũng từ đó, hầu như ai ở đây cũng không còn nặng tình để theo nghề nữa”.

Được biết, thời gian trung bình một ngôi nhà được lợp bằng lá có thể sử dụng từ 5-7 năm. Tuy nhiên, những năm gần đây khi tôn, ngói... dần thịnh hành, thì những tấm lá cũng xuất hiện ít dần trên từng mái nhà, vì vậy nghề chằm lá lại bấp bênh hơn. Bà Xuân cho biết: “Hiện tại, lá chằm được tiêu thụ ở các địa phương lân cận là chủ yếu. Thông thường độ tháng 2-3 âm lịch, thì ghe mới đặt mình chằm nhiều, chứ những tháng còn lại ít lắm. Tuy gia đình đã bỏ nghề, nhưng tranh thủ những hôm không đi làm vườn, tôi cũng đi chằm lá mướn cho người ta. Theo đó, 100 lá chằm xong tôi sẽ được trả công 50.000 đồng, nhưng hiện mỗi ngày tôi chỉ chằm được 50 tấm lá thôi”. 

Ngày nay, tuy nghề chằm lá không còn hưng thịnh như trước đây, nhưng đối với các bà, các chị ở xã Vĩnh Viễn A nói riêng và một số địa phương khác nói chung, thì họ vẫn âm thầm gắn bó với nghề để giữ lại nét đẹp văn hóa ở những vùng quê yên bình.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

分享到: