Thị trường chứng khoán Việt Nam đi ngược diễn biến giảm chung của các thị trường châu Á. Các chỉ số đã lấy lại được một phần điểm số đã mất trong phiên kế trước. Trong đó,áisinhKhảnăngchỉsốsẽbiếnđộngtrongkhoảng–điểkqbd u19 chau au VN-Index tăng trở lại 5,64 điểm (+0,57%), đóng cửa tại mức 991,66 điểm, còn VN30-Index tăng 5,27 điểm (+0,6%) lên 883,19 điểm. Trên sàn HNX, HNX-Index đóng cửa ngay mức tham chiếu trong khi HNX30-Index tăng 0,53%. UPCoM-Index cũng kịp hồi phục mạnh về cuối phiên với mức tăng 0,79%.
Số mã lấy lại được sắc xanh tuy vẫn chưa chiếm ưu thế nhưng khá cân bằng với số mã giảm. Nhóm VN30 đã có 12 mã tăng và 3 mã tham chiếu. VCB ở nhóm ngân hàng còn chịu áp lực bán giá đỏ suốt phiên, trong khi đó cầu đã trở lại với MBB và BID giúp giá 2 cổ phiếu này tăng lần lượt 1,6% và 1,4%.
Sau phiên giảm mạnh hôm qua, các cổ phiếu dầu khí đã hưởng ứng trở lại với đà tăng của giá dầu. PLX, GAS và PVS tăng đáng kể trở lại, đặc biệt PVT ghi nhận mức tăng lên đến 6,4%. VHM ở nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ trở lại 5% bên cạnh mức tăng 3,1% cùa VRE. Nhóm cao su tự nhiên và khu công nghiệp có sự phân hóa cân bằng, trong khi dệt may và thủy sản có số mã giảm vẫn chiếm ưu thế.
Giá trị giao dịch thị trường lên đến gần 5.000 tỷ đồng trên HOSE nhờ khối ngoại giao dịch thỏa thuận 9,4 triệu cổ phiếu VNM tương đương 1.162 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị giao dịch vẫn duy trì ở mức 425 tỷ đồng trên HNX và 384 tỷ đồng trên UPCoM.
Khối ngoại cũng giao dịch cân bằng lại khi mua ròng +7,5 tỷ đồng trên HOSE, +9,6 tỷ đồng trên HNX và +40 tỷ đồng trên UPCoM.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai cũng đồng thuận tăng theo chỉ số cơ sở, song các hợp đồng ngắn hạn cho phần tăng tích cực hơn. Theo đó, HĐ F1098 tăng 10,5 điểm; F1909 tăng 6,3 điểm; F1912 tăng 4,0 điểm; và F2003 tăng 5,2 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh thay đổi không đáng kể so với phiên trước, khi khối lượng giao dịch chỉ giảm khoảng gần 100 HĐ, đạt 93.032 HĐ. Vì vậy, tổng giá trị giao dịch cũng giảm không đáng kể, đạt 8.159 tỷ đồng. Khối lượng mở cũng giảm 20.494 HĐ.
Chỉ số VN30 giảm điểm nhẹ nửa đầu phiên và tăng trở lại vào nửa cuối phiên, đóng cửa tăng 5,27 điểm lên mức 883,19 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 ở mức hơn 43,4 triệu đơn vị, giảm 1 triệu đơn vị so với phiên kế trước và tiếp tục thấp hơn khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên. Như vậy, khối lượng giao dịch vẫn duy trì xu hướng giảm nhẹ.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, cây nến ngày là nến tăng có cả hai bóng nến trên và bóng nến dưới cho thấy sự ổn định trong xu hướng tăng trong phiên.
Chỉ số VN30 đã chạm ngưỡng hỗ trợ 877 và tăng trở lại. Như đã nhận định, ngưỡng 877 là điểm chuyển của chỉ báo xu hướng (trender); đồng thời cũng là ngưỡng hỗ trợ của đường kênh tăng giá ngắn hạn. Giữ được mốc chỉ báo này của chỉ số VN30 đã duy trì được xu hướng tăng, đồng thời cũng duy trì được đường kênh tăng giá.
SSI Retail Research dự báo, phiên giao dịch tiếp theo, chỉ số VN30 có khả năng sẽ biến động trong khoảng 877 – 893 điểm, thử thách ngưỡng kháng cự 893 điểm, đồng thời kiểm định ngưỡng hỗ trợ 877 điểm./.
D.T