您现在的位置是:La liga >>正文

【soi kèo han quốc】Thủ tướng: Phát triển logistics để giảm chi phí đầu vào, tăng cạnh tranh

La liga3人已围观

简介Thủ tướng: Phát triển logistics để giảm chi phí đầu vào, tăng cạnh tranhPhước TuầnThứ hai, 02/12/202 ...

Thủ tướng: Phát triển logistics để giảm chi phí đầu vào,ủtướngPháttriểnlogisticsđểgiảmchiphíđầuvàotăngcạsoi kèo han quốc tăng cạnh tranh

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần phát triển hạ tầng logistics hiện đại để giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh, trong đó phải phát triển hàng không, hàng hải, đường sắt tốc độ cao.

Ngày 2/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".

Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ (Ảnh: VGP)

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng, hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ logistics gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin... đem lại giá trị tăng cao.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới sẽ tập trung phát triển không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ tạo điều kiện cho hạ tầng logistics phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực mà Bộ Công Thương đã làm được, tạo nên diện mạo mới cho ngành logistics Việt Nam. Ông yêu cầu các bộ, ngành liên quan triển khai 3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, mục tiêu quan trọng là giảm chi phí logistics từ 18% xuống 15%, nâng quy mô của logistics trong GDP của cả nước từ 10% lên 15%, phấn đấu 20%; nâng quy mô ngành dịch vụ logistics của Việt Nam trong tổng quy mô của thế giới từ 0,4% thành 0,5%, phấn đấu 0,6%; tốc độ tăng trưởng của ngành từ 14% đến 15%, tăng lên 20%.

Để đạt được 3 mục tiêu trên góp phần đưa đất nước tăng trưởng 2 con số, hướng đến kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm giải pháp. Trong đó, Thủ tướng chỉ rõ phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của logistics trong quá trình phát triển đất nước, nhất là với Việt Nam là trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương để khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Cảng Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu (Ảnh: Hoàng Bình).

"Phát triển hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong đó cần đẩy mạnh, phát triển hàng không, hàng hải, đường sắt tốc độ cao. Xây dựng quản trị thông minh, nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ngoại giao logistics, hiện đại hóa logistics trong nội địa. Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do; kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa và cao tốc để kết nối các khu thương mại tự do của thế giới, kết nối hệ thông giao thông quốc tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics, với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ, tham gia đề xuất, đóng góp xây dựng thể chế, với phương châm "hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; giải quyết tốt mối quan hệ thị trường, Nhà nước và xã hội, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng, với bước đi, nền tảng ban đầu quan trọng, ngành logistics Việt Nam sẽ hòa cùng khí thế chung của cả nước, bước vào thời kỳ phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển logistics và năng lượng của cả nước.

Tags:

相关文章