您现在的位置是:La liga >>正文

【slna vs hlht】Tìm điểm kích hoạt động lực tăng trưởng

La liga896人已围观

简介Nền kinh tếđang thận trọng chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Bước ...

Nền kinh tếđang thận trọng chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Bước mở cửa đã bắt đầu,ìmđiểmkíchhoạtđộnglựctăngtrưởslna vs hlht nhưng để xoay chuyển cục diện, tìm được điểm kích hoạt các động lực tăng trưởng, đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng trở lại, cần có những quyết sách nhanh, nguồn lực lớn và quan trọng nhất là sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị.


Bài 3:Đòi hỏi đồng thuận

Các giải pháp khó, chưa có tiền lệ, cần thực hiện cấp bách chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu có sự đồng thuận, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, từ cấp trung ương đến địa phương.

Những lời cầu cứu từ doanh nghiệp

Ngày 19/10 vừa qua, 19 doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có thư cầu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

“Chúng tôi cần những giải pháp từ Chính phủ để cứu lấy những đơn hàng cuối cùng trước tối hậu thư của khách hàng, cộng với hàng ngàn tỷ đồng giá trị nguyên vật liệu đang bỏ ngổn ngang nhiều tháng ròng”, doanh nghiệp khẩn thiết viết trong bức thư có 19 chữ ký bằng những ngôn ngữ khác nhau ở  phía cuối.

Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như dệt sợi, may mặc, da giày, cơ khí, với quy mô khác nhau. Có doanh nghiệp có 160 lao động như Công ty TNHH Công nghiệp Hua Chang Vina (Hồng Kông), có doanh nghiệp có 17.000 lao động như Công ty TNHH Freeview Việt Nam (Đài Loan). Họ nói, đã rất vui khi Nghị quyết 128/2021/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được ban hành ngày 12/10, vì đây là hướng đi đúng. Nhưng Tiền Giang “một mình một đường”, vẫn lấy mô hình “3 tại chỗ” làm trọng tâm, kèm theo các yêu cầu xét nghiệm phức tạp hơn quy định của Bộ Y tế, khiến doanh nghiệp, người lao động rất khổ sở…

Đầu tháng 10/2021, một số doanh nghiệp lớn của Tiền Giang cũng đã có thư gửi Chủ tịch UBND tỉnh về việc này, song họ không nhận được phản hồi cụ thể, không thấy có thay đổi tích cực nào. Các doanh nghiệp sốt ruột vì nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đã có phương án hoạt động và hướng dẫn người lao động, doanh nghiệp những việc cần làm khi sản xuất trở lại...

Hơn 3 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã phải nhận rất nhiều thư cầu cứu như trên, từ doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hiệp hội ngành nghề, khi nhiều địa phương chống dịch mỗi nơi một phách, thay đổi liên tục…

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội một số nội dung về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15, Ủy ban Pháp luật đã nhắc đến chuyện chỉ trong 1 ngày, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành, sửa đổi và thu hồi kết quả lựa chọn nhà thầumua sắm test kháng nguyên Covid-19; chuyện UBND tỉnh Hà Nam thay đổi quyết định về giãn cách xã hội sau vài giờ ra văn bản…

Nhưng câu chuyện vẫn chưa dứt. Ngay trong những ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, khi đại biểu đang thảo luận về các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế, thì trên Quốc lộ 5, hàng trăm xe không vào được Hải Phòng, buộc phải quay đầu, do các quy định chặt chẽ mà phía TP. Hải Phòng cho rằng, cần thực hiện để bảo vệ thành phố có cảng biển, có sân bay quốc tế, có nhiều đường huyết mạch…

“Cả nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa có tiền lệ, khó khăn không thể kể xiết, mà mỗi nơi làm một phách là có tội với người dân, với doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.


Vùng động lực bị trói bởi tư duy cát cứ

Lo ngại của ông Cung cũng như nhiều doanh nghiệp không chỉ là khoảng cách giữa quy định và thực thi - tồn tại lâu nay trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, mà còn ở khoảng cách giữa quan điểm, tư duy xây dựng, điều hành và thực thi chính sách.

“Ách tắc trong tăng trưởng kinh tế có nguyên nhân từ thiếu nguồn lực, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Khi chúng tôi đề xuất tăng quy mô gói kích thích kinh tế, chấp nhận bội chi ngân sách đủ lớn, có thể tới 8-10% GDP, nhiều người có trách nhiệm nói, tiền nhiều, không tiêu được, thì tăng để làm gì. Đáng ra, họ phải hỏi tại sao có tiền mà không tiêu được, do con người hay cơ chế, do thủ tục đầu tư công không phù hợp, hay còn gì nữa?”, ông Cung bày tỏ quan điểm.

Cơ hội để hình thành các doanh nghiệp lớn, chuỗi sản xuất giá trị mới của doanh nghiệp Việt Nam cũng như xuất hiện thêm các vùng động lực tăng trưởng mới đang hội tụ thêm điều kiện đủ.

Tags:

相关文章