【américa đấu với pumas unam】Lợi nhuận ngân hàng có thể bị “hãm phanh” trong quý IV
Lãi suất tăng và lợi nhuận vẫn không giảm
Trong quý III và 9 tháng năm 2022,ợinhuậnngânhàngcóthểbịhãmphanhtrongquýamérica đấu với pumas unam diễn biến lãi suất huy động tuy chưa bùng nổ như trong khoảng 2 tháng nay, nhưng đã có những động thái tăng một cách chậm rãi và rải rác trong một số ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng chưa ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng, thể hiện là kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng trong quý III và 9 tháng năm 2022 vẫn tăng trưởng khá tốt. Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã công bố cho thấy có những ngân hàng vẫn đạt tăng trưởng tới trên dưới 40%.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận khá cao trong các ngân hàng 9 tháng năm 2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng VIB đạt tới 7.814 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ và có đóng góp tốt từ thu nhập phi tín dụng. Trong khi đó, một trong những ngân hàng cổ phần khác cũng có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khá cao là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đã đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và hoàn thành 84% kế hoạch năm.
Các ngân hàng thương mại đang trong làn sóng tăng lãi suất huy động tiền gửi. |
Một số ngân hàng khác có tăng trưởng lợi nhuận cao trong 9 tháng năm 2022 còn có những cái tên như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)…
Nhìn vào diễn biến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thời gian qua cho thấy, việc thực hiện chuyển đổi số đã phần nào góp phần cải thiện biên lợi nhuận cho ngành Ngân hàng. Trong nội dung phân tích về hiệu quả gia tăng nhờ chuyển đổi số, ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) cho biết, thời gian mở một thẻ tín dụng nếu áp dụng chuyển đổi số có thể chỉ còn 5 - 7 phút thay vì 5 - 7 ngày như trước đây. “Đây là việc mà trước đây chưa từng có. Hiện nay thẻ tín dụng có thể làm hàng loạt với chi phí thấp và cần rất ít nhân sự tham gia” - ông Hưng nói.
Khó khăn trong quý cuối năm
Mặc dù diễn biến kinh doanh 9 tháng vẫn có những tín hiệu khá tốt, nhưng các ngân hàng đang phải đối diện với những khó khăn trong quý cuối năm. Trong đó, cuộc đua lãi suất huy động nóng lên từ cuối quý III, kéo dài sang đầu quý IV có thể sẽ là yếu tố chính làm giảm biên lợi nhuận của các ngân hàng giai đoạn cuối năm.
Chỉ mới cách đây chưa lâu, khoảng đầu tháng 9, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng có lãi suất cao nhất, nhưng cũng chỉ ở mức 7,3% đối với lãi suất tiền gửi onlines kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sau đó, ngân hàng này đã nâng lãi suất lên mức cao nhất tới 8,9% và tiếp tục nâng lên mức 9,3%.
Làn sóng tăng lãi suất huy động cũng diễn ra tại các ngân hàng khác và cuộc đua “nóng” lên từ tháng 10 và tiếp tục kéo dài sang đầu tháng 11. Bên cạnh một số ngân hàng đưa ra các sản phẩm tiền gửi lãi suất cao, thì lãi suất tiền gửi thông thường của nhiều ngân hàng hiện cũng đã ở mặt bằng cao hơn khá nhiều so với cách đây 2 tháng. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) giới thiệu mức lãi suất cao nhất lên đến 9,2% cho kỳ hạn 13 tháng (với số tiền trên 100 triệu đồng). Một số ngân hàng khác cũng đã đưa lãi suất các kỳ hạn dài trên 1 năm lên mức xấp xỉ 9%. Ngay cả kỳ hạn dưới 1 năm hiện cũng đã có ngân hàng đưa ra mức lãi suất khá cao, chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) áp dụng lãi suất onlines kỳ hạn 9 tháng với mức 8,9%; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) cũng đã tăng lãi không kỳ hạn lên kịch trần 1%/năm…
Các ngân hàng buộc phải hy sinh lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 9 tháng đầu năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng cho vay. Điều này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh như trên, việc tăng mạnh lãi suất huy động có thể khiến các ngân hàng sẽ phải hy sinh lợi nhuận, nhưng đây là diễn biến khó tránh khỏi trong việc cạnh tranh thu hút vốn giữa các kênh đầu tư. Đồng thời, các ngân hàng cũng phải duy trì sức hấp dẫn để đảm bảo tăng trưởng vốn huy động hợp lý so với tăng trưởng tín dụng. |
Việc tăng lãi suất quá cao và nhanh trong thời gian qua được chuyên gia đánh giá là có thể sẽ gây ra áp lực lớn cho các ngân hàng về mặt lợi nhuận. Bởi lẽ, lãi suất cho vay dù có thể sẽ được các ngân hàng điều chỉnh, nhưng mức tăng có thể sẽ không nhiều như tăng lãi suất huy động. Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biên thu nhập lãi thuần của các ngân hàng và qua đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Chuyên gia phân tích thuộc Công ty chứng khoán BIDV cho biết, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất đầu ra với các khoản vay bất động sản và vay cá nhân, trong khi với các ngành nghề ưu tiên mức lãi suất tăng ít hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhanh, các ngân hàng thương mại sẽ phải tiết giảm chi phí để hạn chế mức tăng lãi suất cho vay. Theo đó, các ngân hàng buộc phải phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận khá nhiều, bởi hiện nay có đến 80% thu nhập ngân hàng đến từ thu lãi thuần từ cho vay.
相关文章
Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
Mẫu smartphone chốn nghe trộm có tên TaigaPhone của Nga vừa ra mắt có giá khoảng 260 USD - Ảnh: Econ2025-01-10Vụ xe SH125i bị tố lỗi: Khách hàng sẽ kiện nếu Honda Việt Nam thiếu trách nhiệm
Ngày 9/1, chị Hạnh, chủ nhân chiếc xe SH125i mua bị lỗi cho biết, hôm qua đại diệ2025-01-10Công an điều tra vụ facebook giả danh ông Dũng ‘lò vôi’ lừa khách du lịch
Chiều ngày 24/11, Thượng tá Phạm Xuân Trường - Chánh văn phòng C&o2025-01-10Chọn màu xe theo mệnh: Mệnh Mộc hợp xe màu gì?
Chọn màu xe theo mệnh cho người mệnh Mộc để rước may mắn, đón tài lộcMệnh Mộc g2025-01-10Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
Thái Nguyên: Xử phạt 6 cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm TP. Hồ Chí M2025-01-10Hàng trăm lít dầu ăn có dấu hiệu làm giả nhãn hiệu
Tại xưởng sản xuất, lực lượng chức năng phát hiện và tiến hành thu giữ 131 can2025-01-10
最新评论