您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【nhận định monaco】Người Khmer tiêu biểu

Cúp C128896人已围观

简介Ông Chao Lập được nhiều người biết đến vì hết lòng lo cho cái chung. X&oa ...

Ông Chao Lập được nhiều người biết đến vì hết lòng lo cho cái chung. Xóm giềng kể về ông đều rất thật,ườiKhmertiubiểnhận định monaco chân chất đúng nghĩa của người Khmer Nam bộ.

Ông Chao Lập (bìa trái) luôn hết lòng lo cho việc chung.

Ông kể, mình là thành viên Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh (ấp này có 2 tổ hòa giải). Nhiều vụ tranh chấp trong đồng bào, khi ông và thành viên của tổ… ra tay là êm xuôi.

Ông Kim Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hỏa Lựu, nhớ khá nhiều vụ ông Chao Lập tháo gỡ khúc mắc trong nội bộ đồng bào. Ông Dũng nói, ông Lập là Trưởng ban quản trị chùa Ôchumwoongsa ấp này nên tiếng nói rất có trọng lượng. Nhớ chuyện ông Chao Lập hòa giải thành mâu thuẫn giữa hai mẹ con bà X. và anh T., ông Dũng mừng khi vụ việc trước đó tổ hòa giải ấp không hàn gắn được.

Chuyện là bà X. cho anh T. mượn vàng 5-6 năm nay, khi bà đòi thì anh này không trả. Lúc Tổ hòa giải ấp nhận đơn của bà đã mời anh T. động viên, giải thích nhưng anh không trả, nói cách nào anh này cũng… quát ra. Sự việc được thu xếp chuyển về Ban hòa giải xã.

Cùng lúc này, tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer ấp Thạnh Trung ra đời. Vậy là ông Chao Lập cùng các thành viên trong tổ có việc làm. Giọng lơ lớ, ông Lập kể: “Lúc hòa giải, con dâu bà X. ngang bướng lắm, không chịu trả vàng đâu. Nhưng khi mình phân tích tình mẫu tử, nói nhỏ nhẹ, với lại nói tiếng Khmer nữa nên ai cũng nghe kịp, hiểu hết mà không khí từ từ dịu lại, rồi thành luôn”.

Cũng với lợi thế cùng ngôn ngữ mà vụ chó cắn vịt cũng được ông và các thành viên trong tổ làm lành giữa hai... đương sự.

Vốn là bầy vịt của anh Lâm B. bị chó của anh Danh M. cắn chết một số con. Vậy là anh B. đem vịt đến nhà anh M. đòi bồi thường. Thỏa thuận không thành nên tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc phải lên tiếng. Và chuyện không có gì khó khi tổ phân tích “chó lỡ cắn; không ai giữ chó được”… Anh B. nói cắn đến hơn 30 con, phải thường cho đủ nhưng tổ chỉ thấy 8 con chết nên động viên chỉ bồi thường 8 con. Kết quả là cả hai đồng ý. Điều bất ngờ là 8 con vịt mỗi con hơn 1kg bị chó cắn được anh M. bồi thường tương ứng 8 con vịt con mà anh B. vẫn chịu.

Tổ hòa giải này đã nhiều lần hàn gắn mâu thuẫn, sứt mẻ tình cảm trong đồng bào ấp Thạnh Trung. Đó là nhờ tiếng nói có trọng lượng của ông Chao Lập. “Ông Lập là cầu nối quan trọng trong đoàn kết đồng bào, nhờ ông mà phum sóc có những khởi sắc”, ông Kim Trung Dũng nói.

Có lẽ điều cần nhắc tới của sự khởi sắc là tăng xá (nơi ở của sư sãi) nhà chùa được xây dựng khi tăng xá bằng gỗ xuống cấp nghiêm trọng.

Là Trưởng ban quản trị, ông Chao Lập đau đáu nỗi lo khi nhà chùa không có tăng xá cho sư an nghỉ, phải nghỉ nhờ trong sala. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng truyền dạy đạo pháp của sư (sư cả), nếu không… an cư, sư cả đi khỏi chùa, đồng bào như mất đi đấng tinh thần…

Vậy là ông Lập bàn với Ban quản trị chùa lên tiếng nhờ bà con đóng góp tiền, công sức xây tăng xá. Sau lời kêu gọi, ai cũng đồng lòng góp công sức, tiền của vào, riêng ông vận động được khá nhiều vật liệu, tiền, ngoại tệ. Tổng vận động được hơn 250 triệu đồng cả trong và ngoài tỉnh, có của cả người Kinh, Việt kiều…

Ông Danh Sên có nhà ở gần chùa quanh năm làm mướn kiếm sống, vậy mà khi nghe phát động xây tăng xá đã xin tiền của con 1 triệu đồng để góp vào (con của ông cũng đi làm mướn). Ông Sên nói: “Tăng xá cũ mục rồi phải làm mới cho sư ở. Tôi và đồng bào làm được điều này thấy ấm lòng lắm!”.

Tăng xá được khởi công cách đây gần 1 năm, ngày động thổ và những ngày xây dựng, đồng bào ở đây đến rất đông để tiếp sức, ông Chao Lập làm thợ chính. “Ai cũng biết làm thí công nhưng rất tích cực. Tụi tui cũng đâu có gì cho bà con ăn, có mì ăn mì, có cơm nếp ăn cơm nếp nhưng đồng bào đến làm rất đông”, ông Lập kể.

Hiện tăng xá đã thành hình hài, song do thiếu vốn nên chưa xây cất hoàn chỉnh. Nói đến tăng xá được xây cất kiên cố, đến tình đoàn kết, đồng bào ở đây ai cũng nhắc đến ông Chao Lập biết lo cho cái chung của phum sóc. Ông Kim Trung Dũng nhấn mạnh: “Từ khi ông Chao Lập lên làm Trưởng ban quản trị chùa, đồng bào, sư sãi nơi đây đoàn kết hơn, cảnh quan chùa sạch thoáng nhiều, những gì Ban quản trị chùa nêu ra đều được đồng bào ra sức thực hiện. Chúng tôi sẽ quan tâm hơn nữa trong việc phát huy những mặt tích cực để phum sóc đổi mới theo kịp quá trình xây dựng nông thôn mới của xã; để sự đồng thuận, gắn kết tình nghĩa xóm làng thêm bền chặt”.

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

Tags:

相关文章