Đã đến lúc xây dựng kịch bản để từng bước mở cửa nền kinh tế | |
Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp- Bài 1: Kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế | |
"Hộ chiếu vắc xin": Thí điểm từng bước,ênthíđiểmmởcửadầntheođịabàtructiepbongda vietnam không mở ồ ạt |
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh |
Hà Nội vừa có những động thái mới nhất để bắt đầu khôi phục lại một số hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ ngày 3/9/2021) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh. Ông đánh giá thế nào về động thái này?
Mở cửa và nối lại các hoạt động kinh tế đang là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, để mở cửa trở lại kinh tế ưu tiên trước hết vẫn phải đảm bảo an toàn để giữ được những thành quả chống dịch trong thời gian qua. Cần đưa ra các điều kiện an toàn và lộ trình phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Việc Hà Nội triển khai tiêm vắc xin rộng rãi trong cộng đồng sẽ là tiền đề quan trọng để mở cửa lại nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh, TP được phép lựa chọn các doanh nghiệp, khu công nghiệp để thực hiện mở cửa trở lại sản xuất phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. Các cơ quan chức năng cũng cần lựa chọn các doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề để thực hiện mở cửa trở lại sản xuất phù hợp.
Vậy theo ông, trong thời gian tới, TP Hà Nội nên triển khai tái mở cửa nền kinh tế theo hướng nào?
Quý 4 hàng năm đặc biệt quan trọng vì thị trường cung cầu hàng hóa tăng cao và việc thực hiện gấp rút các hợp đồng của doanh nghiệp với đối tác trong và ngoài nước để kịp phục vụ dịp lễ, tết. Vì vậy, cần kiên quyết và thận trọng mở cửa phục hồi sản xuất, kinh doanh sớm trong tháng 9 hoặc cuối tháng 9 sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi được nền kinh tế, tạo sức bật cho kinh tế phát triển trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Đây là đòi hỏi bắt buộc để phục hồi và tăng trưởng.
Trước hết, đối với ngành nghề sản xuất nhu yếu phẩm, công nghiệp, hàng xuất khẩu... nên ưu tiên mở cửa trở lại sản xuất trước để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng đã ký kết với bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài, nhằm giữ mối quan hệ, bạn hàng và thị phần xuất khẩu hàng hóa.
Đối với ngành thương mại, dịch vụ cũng từng bước cho hoạt động trở lại, nhưng phải tuân thủ các quy định về quy mô, điều kiện giãn cách, thực hiện 5K… Trên cơ sở đó, mở cửa dần các ngành khác để đảm bảo an sinh cho người dân.
Theo tôi, đã đến lúc nên thí điểm mở cửa dần theo địa bàn. Đầu tiên, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các vùng an toàn (vùng Xanh) không có F0 trong cộng đồng trong 2, 3 tuần được trở lại sản xuất bình thường cùng với việc thực hiện 5K. Những người quay trở lại sản xuất, kinh doanh nên được tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin và kèm theo đó là bảo đảm 5K. Khi nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn có hàng chục nghìn công nhân thì lực lượng lao động này không phải đến từ một vùng, mà có thể đến từ vùng Xanh, Vàng, Đỏ nên phải phân loại cẩn trọng, có thể cho những người đến từng vùng nguy cơ cao tạm nghỉ hoặc thực hiện “3 tại chỗ”. Khi vùng Xanh tổ chức tốt thì dần dần triển khai đến vùng vàng, còn vùng đỏ phải làm rất chặt, bóc tách F0 và điều trị. Kịch bản mở cửa trở lại nền kinh tế cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện cẩn trọng từng bước, hài hòa với các điều kiện an toàn về phòng chống dịch. Khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và hạn chế được vùng đỏ sẽ cho áp dụng các biện pháp bình thường mới.
Trường hợp có F0 xử lý bình thường như một người mắc bệnh, không đóng cửa vì người lao động đã được tiêm vắc xin nên khả năng diễn biến nặng rất ít. Lúc đó, người lao động bị F0 sẽ được đưa vào khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tại khu vực doanh nghiệp bố trí sẵn, hoặc đưa tới các bệnh viện nếu quá nặng với quy trình đơn giản và nhanh nhất.
Và doanh nghiệp sẽ cần được hỗ trợ điều gì, thưa ông?
Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận, mua những vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch chất lượng với giá hợp lý. Bởi hiện nay các công ty tự đi tìm mua thường chịu sự tăng giá, ép giá, rủi ro mua phải hàng kém chất lượng dẫn đến không có hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19.
Về phía doanh nghiệp cần đẩy mạnh công cuộc số hóa và áp dụng các hình thức hóa đơn điện tử, chữ ký số, sử dụng công nghệ cao trong việc cung cấp và kiểm tra các giấy tờ, thủ tục hành chính.
Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thống nhất các thủ tục, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ để giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian, chi phí vận chuyển, logistics, bến bãi, kho tàng… để cùng với các chính sách hỗ trợ về lãi suất, vay nợ, miễn giảm thuế, phí, lệ phí… của Chính phủ, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục và phát triển sau khi mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau giãn cách.
Theo ông, đâu sẽ là động lực chính để Hà Nội nhanh chóng đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh trong thời gian tới?
Trước hết, Hà Nội phải tập trung ưu tiên vào lĩnh vực chế biến chế tạo, điện tử ở các khu công nghiệp vì đây đang là động lực cho xuất khẩu của TP Hà Nội. Thứ hai là các dịch vụ liên quan đến công nghệ và công nghệ cao. Hà Nội đang có thế mạnh về dịch vụ công nghệ này nên nếu không có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy vào những lĩnh vực trên thì Hà Nội khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.
Đương nhiên, việc mở cửa tuy nói là dần dần vì chúng ta phải lựa chọn ngành nghề mở cửa lần lượt nhưng rõ ràng rất nhiều ngành nghề bây giờ phải mở cửa ngay và luôn vì có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về dân sinh. Bởi nếu không sớm mở cửa lại nền kinh tế trong tháng 9 sẽ rất nguy hiểm bởi các hợp đồng hàng hoá nếu không triển khai ngay sẽ bị mất thị trường, mất bạn hàng mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến dân sinh. Chính vì vậy, ban đầu chúng ta sẽ lựa chọn ngành nghề đủ an toàn để mở cửa trước.
Xin cảm ơn ông!