当前位置:首页 > Thể thao

【trận trabzonspor】Phân chia di sản thừa kế như thế nào ?

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định,ảnthừakếnhưthếtrận trabzonspor việc phân chia di sản theo pháp luật giữa những người cùng hàng thừa kế là ngang nhau. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn phát sinh nhiều vụ tranh chấp di sản thừa kế, nguyên nhân chính do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do bất đồng trong việc phân chia di sản.

Tòa án xét xử một vụ án có liên quan đến việc phân chia di sản.

Ai được quyền nhận di sản thừa kế ?

Câu chuyện về tranh chấp di sản thừa kế vốn không phải là chuyện mới, bởi đây là loại tranh chấp khá phổ biến trong đời sống.

Như trường hợp của anh B. là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế. B. cho biết, bất đắc dĩ lắm mới phải khởi kiện ra tòa để phân chia di sản.

Theo anh B., sinh thời cha mẹ có 3 người con là anh, anh V. và chị H. Khi còn sống, cha, mẹ sống chung với V.; cha có phần đất với diện tích là 2.300m2 tại xã Đông Phước A và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên sử dụng. Hiện phần đất này V. và anh B. quản lý, nhưng chưa tách ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.

Trên phần đất này còn có nhà của anh B. và nhà của V. Khi cha mất, ông không có để lại di chúc, trong khi anh B. yêu cầu được nhận đất có diện tích 650m2, nhưng V. cho rằng mình công nuôi dưỡng cha, mẹ, lại là con út nên không đồng ý chia đất.

Anh em trong nhà vì chuyện đất đai mà bất hòa kéo dài, đến nay, do hòa giải không thành, nên gia đình phải nhờ tòa giải quyết.

Theo luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, việc B. yêu cầu phân chia di sản của cha mẹ để lại sau khi mất (do không có di chúc) là đúng pháp luật. Bởi nếu 3 anh em họ không tự thỏa thuận phân chia được thì có quyền yêu cầu tòa án phân chia theo pháp luật.

Bộ luật Dân sự hiện hành quy định có 3 hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Luật sư Phan Văn Hùng cho biết thêm, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất rõ, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản).

Giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao ?

Việc nhận di sản thừa kế không phải lúc nào cũng là điều may mắn, nhất là khi giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ mà người chết để lại.

Cụ thể như trường hợp của ông K., ngụ xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, đang “đau đầu” vì di sản thừa kế.

Ông K. trình bày, vợ ông không may mất sớm chỉ để lại cho ông một số ít tài sản và số nợ lại lên tới gần 1 tỉ đồng. Giờ đây kinh tế lại khó khăn, ông không biết phải làm sao để trả nợ thay.

Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, thông tin, theo quy định pháp luật thì trong phạm vi di sản mà mình được hưởng, người nhận thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (trừ khi có thỏa thuận khác).

“Có nghĩa là, nếu vợ ông K. chết khi chưa trả xong nợ thì ông được hưởng thừa kế phải dùng tài sản mà mình được hưởng để trả nợ. Trừ trường hợp, ông có thỏa thuận với chủ nợ trả nợ thay vợ thêm số tiền vượt phạm vi di sản mà ông được nhận”, ông Phương nói thêm.

Điều 615, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

 

Theo đó, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Bài, ảnh: P.T

分享到: