Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ thấu hiểu,ủtướngChínhphủthấuhiểuvàchiasẻvớikhókhăncủagiáoviêtrận đấu cúp nhà vua ả rập saudi chia sẻ với sự khó khăn, vất vả, đồng thời ghi nhận những cống hiến không biết mệt mỏi của thầy, cô giáo.
Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ nhiều câu chuyện, khó khăn và nguyện vọng với Người đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng nỗ lực, trau dồi tri thức mới, kỹ năng, bồi dưỡng phẩm chất, lý tưởng, niềm tin. Trong tâm trạng của học trò, là người từng tham gia giảng dạy và cũng là phụ huynh, Thủ tướng chia sẻ nhiều ký ức về nghề giáo.
"Ngày 20/11 là ngày để các thế hệ học trò thể hiện tình cảm, tri ân với thầy, cô giáo. Đó là văn hóa, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc",Thủ tướng nhấn mạnh, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, giáo dục luôn là trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp nền văn hiến, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính trong giai đoạn ngặt nghèo nhất thì giáo dục lại bừng sáng, vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh để cùng dân tộc làm nên kỳ tích.
Từ thời kỳ phong kiến, hình ảnh Ông Đồ trở thành biểu tượng của trí tuệ, của cốt cách thanh tao, là sự ngưỡng mộ của nhân dân. Trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, ngành giáo dục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ", bồi dưỡng nhân lực, đào tạo hiền tài, tôi luyện lý tưởng, nuôi dưỡng ước mơ hoài bão... đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất non sông.
Có những thời điểm, các thầy giáo, cô giáo đã xuất hiện như một sự lựa chọn của lịch sử, đó là ý chí sắt đá dấn thân tìm đường cứu nước của thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành từ mái trường Dục Thanh; là thầy giáo Võ Nguyên Giáp quyết định buông tay phấn, gia nhập Mặt trận Việt Minh để cùng với quân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; đó còn là bao thế hệ thầy cô cùng với sinh viên, học sinh của mình đã xếp nghiên lên đường đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, ngành giáo dục cũng không ngừng tìm tòi, đổi mới để thực hiện các mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển giáo dục là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, hội nhập quốc tế thành công.
Đặc biệt sau khi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đạt được những thành tựu to lớn.
Bày tỏ vui mừng khi thấy chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên, Thủ tướng nhấn mạnh đến truyền thống hiếu học của dân tộc - luôn tự phấn đấu vươn lên, khát khao được cống hiến. “Những trang vàng của giáo dục, đào tạo là biết bao của thế hệ nhà giáo viết lên”,Thủ tướng nhìn nhận và biểu dương nỗ lực vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để tự khẳng định mình của ngành Giáo dục.
Qua nghe chia sẻ của các giáo viên, Thủ tướng tin, các thầy, cô là những tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu; trong đó có có những thầy, cô vừa làm tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, vừa làm tốt công tác quản lý.
Nhiều thầy, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã gác lại niềm riêng để ngày ngày cắm bản, gùi chữ lên non, đưa ánh sáng tri thức đến với đồng bào.
“Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả mà các thầy, cô giáo trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19”, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những cống hiến không biết mệt mỏi của các thầy, cô giáo và toàn ngành Giáo dục.
Nhấn mạnh phương châm: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng", Thủ tướng đề nghị, ngành Giáo dục cần tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí Thư Tô Lâm khi xây dựng Luật Nhà giáo - Luật khi ban hành phải tạo sự chào đón và phấn khởi của thầy cô giáo.
Ngành Giáo dục cần chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn sau khi dự thảo Luật Nhà giáo được ban hành.Thủ tướng yêu cầu, cần hoàn thành thể chế trong ngành Giáo dục bảo đảm phù hợp, khả thi, toàn diện, bao trùm, góp phần thúc đẩy ngành giáo dục phát triển.
Ngoài ra, cần có cơ chế huy động nguồn lực để ngày càng nâng cao cơ sở vật dạy – học, ngang tầm các nước phát triển. Thủ tướng mong muốn, đội ngũ nhà giáo ngày càng chất lượng cao, toàn diện và yêu nghề hơn.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên phát triển lực lượng nhà giáo, coi đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Bộ trưởng cũng thẳng thắn nêu lên những khó khăn, thách thức trong công tác phát triển lực lượng nhà giáo như: Đảm bảo đời sống nhà giáo; đảm bảo cơ cấu đội ngũ nhà giáo phù hợp giữa các khu vực, vùng miền; thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương… một trong những thách thức lớn nhất của giai đoạn này là tạo hành lang pháp lý đảm bảo vai trò, vị thế, quyền lợi của nhà giáo.
Khắc phục hạn chế trên, theo Bộ trưởng, ngành GD&ĐT cần tập trung xác định rõ các việc ngắn hạn và dài hạn cần thực hiện. Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2024-2025. Đồng thời chỉ đạo địa phương tuyển dụng đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Hà Cường