【tottenham đấu với brentford】Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài

时间:2025-01-25 10:05:31 来源:88Point
Yêu cầu doanh nghiệp cân đối xuất khẩu gạo,ấtkhẩugạoBìnhtĩnhđểlàmănlâudàtottenham đấu với brentford giữ bình ổn thị trường nội địa Nhiều nước hạn chế xuất khẩu gạo: Thời cơ cho gạo Việt Nam Xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số

Chuyển đổi đất đai là sự đánh đổi

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng làm rõ về quy hoạch và các vị trí khu vực đất lúa cấm không cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi sang mục đích khác để người dân yên tâm canh tác, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cách đây 10 năm quy mô đất lúa là trên 4,15 triệu ha, sau hơn 10 năm, hiện tại, theo số liệu thống kê còn 3,93 triệu ha. Theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ thì chúng ta sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa. Sử dụng linh hoạt để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội thì phải dùng quỹ đất nông nghiệp trong đó có đất lúa phát triển kinh tế - xã hội, khu công nghiệp dịch vụ, đường cao tốc... Đó là quy luật phát triển, vấn đề là ta lựa chọn hướng nào, Bộ trưởng nêu vấn đề.

Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan

Về quy hoạch đất lúa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay quy hoạch đất lúa nằm trong quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chịu trách nhiệm với Chính phủ. “Tôi nghĩ tất cả địa phương đều ổn định đất lúa, tất nhiên mọi quy hoạch không phải đứng yên vì sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng chúng ta cũng cố gắng giữ gìn khi chuyển đổi đất đai là sự đánh đổi”, Bộ trưởng nói. Theo Bộ trưởng, sự đánh đổi có thể là ngang giá, có thể lời trước mắt, có thể lâu dài. Vì quỹ đất là hữu hạn còn nhu cầu phát triển là vô hạn.

Đề cập đến việc sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước, xuất hiện việc mua gom ồ ạt, đẩy giá mặt hàng này tăng cao, đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong tình hình giá lúa gạo tăng cao.

Trước thời cơ như hiện tại, Bộ trưởng kêu gọi các bên phải tôn trọng nhau, phải chia sẻ thời cơ, làm sao để mùa sau mọi người còn có thể mua bán, thỏa thuận, làm ăn với nhau. Công điện của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, ưu tiên hiện tại là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực như một cam kết có trách nhiệm với thế giới về vấn đề an ninh lương thực, đồng thời cũng không gây sốc cho thị trường nội địa, hay làm ảnh hưởng tới giá tiêu dùng trong nước.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay Bộ NN&PTNT đã sớm có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng cũng đã có công điện chỉ đạo khi nảy sinh vấn đề mất an ninh lương thực, hoặc khi một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo làm nảy sinh cơ hội, thời cơ cho chúng ta. Bộ trưởng đề nghị các bên liên quan cần có thái độ bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có thể phát sinh mặt trái nếu không quản lý tốt, nếu chỉ phân tích một khía cạnh, một phía, thì sẽ không có được cái nhìn toàn diện.

Về giá, Bộ trưởng phân tích giá nông sản nói chung, trong đó có giá lúa, chịu quy luật cung cầu. Ngoài ra, tại Việt Nam giá lúa gạo còn chịu nhiều vấn đề khác như vấn đề về đặt cọc, câu chuyện thỏa thuận, mua bán, mùa vụ…

Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài
Đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) nêu câu hỏi chất vấn

Đừng nghĩ mọi doanh nghiệp ép giá nông dân

Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Phong (đoàn Vĩnh Long) nêu tình trạng nông sản rớt giá khi thu hoạch như thanh long, khoai lang,.. là một điển hình ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải cứu nông sản cho đồng bằng sông Cửu Long?

Để hóa giải “lời nguyền” được mùa, mất giá, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng trước hết nên tư duy lại vấn đề này. Theo đó, không nên dùng từ “giải cứu” nông sản nữa mà đây là vấn đề của thị trường. Mỗi lần dùng từ giải cứu thì nông sản càng rớt giá, người nông dân cũng bỏ không chăm sóc nữa.

Lấy ví dụ về cây khoai lang Bình Tân, theo Bộ trưởng, mặt hàng này đang được giá do tình trạng tranh mua, tranh bán, do sự chen chúc giữa thương lái, doanh nghiệp. Nhưng cũng có lúc thương lái đẩy giá, bỏ mặc bà con. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng nếu không cấu trúc ngành, không đưa người nông dân vào hình thức hợp tác thì sẽ không bao giờ thành công. Thực tế, doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác, “đừng đánh giá mọi doanh nghiệp ép giá người nông dân”, Bộ trưởng nói.

Về câu chuyện trồng sầu riêng, Bộ trưởng cho rằng đây là lựa chọn của bà con, không thể cấm. Thay vào đó, cần có giải pháp khuyến nông, hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối doanh nghiêp. Hơn nữa, giá cả luôn biến động rất nhanh trước bất kỳ thông tin nào trên thị trường, nên điều này đòi hỏi sự vào cuộc của toàn hệ thống.

“Không phải tôi dùng từ hệ thống để né trách nhiệm của bộ trưởng, nhưng thực sự cấu trúc của chúng ta phải cần hệ thống, từ nông nghiệp đến công thương đến hiệp hội ngành hàng, đến từng hợp tác xã”, Bộ trưởng nói và cũng cho biết hiện chúng ta chưa có hiệp hội ngành đủ bền vững, hợp tác xã đủ mạnh.

Về trách nhiệm của mình, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận Bộ NN&PTNN có trách nhiệm khi chưa chuẩn hóa quy trình trồng sầu riêng, xây dựng mã ngành hàng…

Xây dựng thương hiệu: Hiệu để người ta thương

Tiếp tục phiên chất vấn, đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) nêu câu hỏi về tính dự báo và trách nhiệm của các bộ để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt? Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) cũng chất vấn về giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, khi mà hiện nay có đến 80% các sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài chưa có thương hiệu, chủ yếu là xuất khẩu thô…

Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài
Đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) nêu câu hỏi chất vấn

Về xây dựng thương hiệu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết đã có rất nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đứng chân được ở thị trường nước ngoài. Cầm trên tay tập danh sách dài các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có mặt ở các siêu thị lớn của nước ngoài, Bộ trưởng chia sẻ sự vui mừng, tự hào khi nhìn tên Việt Nam trên mặt hàng và nhấn mạnh có được kết quả này là từ quá trình kiên trì xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp, từ ngành cà phê, ngành gạo… Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục để phát triển thương hiệu những ngành hàng chủ lực, trong đó có sầu riêng. Một khi có được thương hiệu sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn lên rất nhiều.

“Thương hiệu là cái hiệu làm sao để người ta thương, không thể xây dựng thương hiệu khi chen nhau phá vỡ hợp đồng, vì sản lượng mà vô tình hay cố ý làm giảm chất lượng”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng làm rõ cần phân biệt giữa nhãn hiệu với thương hiệu. Nhãn hiệu chỉ cần đăng kí là xong. Nhưng đối với thương hiệu phải là những gì in vào tâm trí của người tiêu dùng bao gồm nhãn hiệu và những cảm xúc vô hình, mất nhiều năm để hình thành. Ví dụ như khi nói đến thương hiệu xe Toyota thì sẽ nghĩ ngay đến chất lượng xe, độ bền của xe.

推荐内容